Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cải Tạo Đàn Dông Ở Thiện Nghiệp (Bình Thuận)

Cải Tạo Đàn Dông Ở Thiện Nghiệp (Bình Thuận)
Ngày đăng: 13/12/2013

Năm 2013, mô hình cải tạo đàn dông được Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Bình Thuận phối hợp với Phòng Kinh tế Phan Thiết thực hiện với quy mô 900m2 tại xã Thiện Nghiệp. Thông qua việc thay đổi bằng giống dông đực Khu Lê, nhằm hướng tới mục đích cải tiến chất lượng, làm tươi máu, tránh đồng huyết, để nâng cao hiệu quả chăn nuôi tại địa phương...

Nuôi dông cát là một nghề mới có nhiều triển vọng, đầu tư không lớn, chuồng trại đơn giản và tận dụng được diện tích đất cát hoang hóa. Con dông tương đối dễ nuôi, ít chăm sóc và chi phí thức ăn thấp. Tuy nhiên, nghề nuôi dông chủ yếu được bà con nuôi theo kinh nghiệm, với phương thức chăn nuôi bán hoang dã. Điều đáng quan tâm, hiện nay nông dân thường ít chú ý đến cải tạo giống dông, do nuôi dông thịt và dông sinh sản chung một chuồng nhiều năm, có thể xảy ra hiện tượng trùng huyết, thoái hóa giống.

Ở Bình Thuận, ngoài vùng Khu Lê đang phát triển mạnh phong trào nuôi dông, hiện nay một số địa bàn khác có diện tích đất cát lớn, phù hợp với nghề nuôi dông như xã Thiện Nghiệp (TP. Phan Thiết). Chính vì thế, từ tháng 6 - 11/2013 vừa qua, hộ ông Lê Ba, thôn Thiện Sơn và hộ ông Phùng Văn Cường, thôn Thiện Trung (xã Thiện Nghiệp, TP. Phan Thiết) là 2 gia đình được chọn tham gia thực hiện mô hình cải tạo đàn dông. Đây là những hộ đã hội đủ các yếu tố như có 3 năm kinh nghiệm nuôi dông trở lên, có nhu cầu cải tạo đàn dông, chuồng trại cao ráo, sạch sẽ, phù hợp cho việc nuôi dông sinh sản...

Ngoài số lượng dông cái giống và thức ăn đối ứng do nông dân tự đầu tư, người nuôi được Nhà nước hỗ trợ 100% dông đực giống (57kg/hộ) và 30% thức ăn hỗn hợp thử nghiệm bổ sung cho dông sinh sản. Các hộ tiến hành sửa chữa chuồng trại và tách dông đực địa phương. Sau đó, nhận dông giống đực Khu Lê khỏe mạnh, với kích cỡ khoảng 4 - 6 con/kg. Riêng dông cái có kích cỡ khoảng 6 - 9 con/kg, loại bỏ những con còi cọc, phát triển chậm, đẻ ít, với mật độ nuôi khoảng 2 con/m2, trong đó tỷ lệ đực/cái bình quân là 3/7.

Sau 5 tháng thực hiện mô hình tại hộ ông Lê Ba và ông Phùng Văn Cường, kết quả cho thấy, nhờ cho dông ăn các loại như rau, lá, củ quả và bổ sung thức ăn tinh hỗn hợp, nên dông đực giống thích nghi, sinh trưởng, phát triển và phối giống tốt. Hiện nay dông đực giống có kích cỡ khoảng 3 - 4 con/kg, tăng 15 - 20% so kích cỡ ban đầu. Đặc biệt, dông con lai sinh ra khỏe mạnh, nhanh nhẹn, có trọng lượng đạt 6,7 g/con. Dông lai được làm tươi máu, tránh đồng huyết và lớn nhanh.

Theo Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh, thông qua mô hình cải tạo đàn dông, bà con chăn nuôi dông đã có ý thức hơn trong việc chọn giống, thay đổi giống, quản lý giống tốt. Ngoài ra, để tăng hiệu quả chăn nuôi dông, bà con cần mạnh dạn áp dụng kỹ thuật, trồng rau, cây cỏ để chủ động thức ăn. Từ đó giúp đàn dông phát triển tốt, tăng giá trị sản phẩm cả về số lượng và chất lượng. Các hộ nuôi cần chú ý quản lý đàn dông, thay đổi dông đực giống trước mùa vụ sinh sản từ 2-3 tháng để tránh hiện tượng đồng huyết. Mặt khác, cần chú ý đầu tư chuồng nuôi đúng quy cách và bảo đảm mật độ nuôi hợp lý; thường xuyên bắt tách dông con, tránh để dông lớn ăn thịt...


Có thể bạn quan tâm

Xử Phạt 10 Chủ Cửa Hàng Kinh Doanh Thuốc Thú Y Xử Phạt 10 Chủ Cửa Hàng Kinh Doanh Thuốc Thú Y

Các vi phạm chủ yếu là: Địa điểm bày bán thuốc không bảo đảm vệ sinh, để chung thuốc bảo vệ thực vật với thuốc thú y, nhãn, mác không đúng quy định, hết hạn sử dụng… Ngoài phạt tiền, Chi cục yêu cầu các chủ cửa hàng khắc phục ngay những vi phạm.

19/12/2014
Thanh Long Bình Thuận: Chưa “Có Mặt” Ở Nhiều Siêu Thị Thanh Long Bình Thuận: Chưa “Có Mặt” Ở Nhiều Siêu Thị

Bước đầu thanh long Bình Thuận có mặt tại một số siêu thị lớn của một số tỉnh, thành, song lượng không nhiều. Qua khảo sát thì tại siêu thị Big C (thành phố Hồ Chí Minh) mỗi năm tiêu thụ khoảng 300 tấn, trong đó có thanh long Bình Thuận do DNTN Rau quả Bình Thuận cung cấp.

19/12/2014
Anh Trung Thoát Nghèo Từ 2 Ha Đất Anh Trung Thoát Nghèo Từ 2 Ha Đất

Thời gian đầu do không có kinh nghiệm nên năng suất lúa đạt thấp, vả lại con cái lại lần lượt ra đời làm cho cuộc sống gia đình anh càng khó khăn hơn. Nhưng nhờ bản tính cần cù, chịu khó, ham học hỏi, nghiên cứu nên dần dần việc sản xuất lúa đạt hiệu quả, năng suất cao.

19/12/2014
Sản Xuất - Xuất Khẩu Cá Tra Đã Khó, Đang Khó Và Sẽ… Càng Khó Sản Xuất - Xuất Khẩu Cá Tra Đã Khó, Đang Khó Và Sẽ… Càng Khó

Các doanh nghiệp XK cũng gặp khó. Theo TCTS, đến hết tháng 11.2014, XK được 718.683 tấn, tăng 0,51% về lượng, nhưng chỉ tăng 0,04% về giá trị so cùng kỳ. Có nhiều nguyên nhân, như: Việc tăng thuế suất đánh vào mặt hàng CT phi lê đông lạnh, Đạo luật Nông trại 2014 của Hoa Kỳ… nhưng cơ bản là do chất lượng CT VN có “vấn đề”.

19/12/2014
Khủng Hoảng Ở Nga Cơ Hội Kiếm Tiền Của Doanh Nghiệp Thủy Sản Việt? Khủng Hoảng Ở Nga Cơ Hội Kiếm Tiền Của Doanh Nghiệp Thủy Sản Việt?

Có mặt tại hội chợ, được tiếp xúc với ông Denis Repinski, giám đốc điều hành công ty DF có trụ sở tại TP. Moscow, ông nói: “Đã nhiều tháng qua và có khi một vài năm nữa người dân Nga phải từ bỏ thói quen sử dụng các món cá hồi, thịt bò, thịt heo, gia cầm, thủy hải sản và rau củ quả từ Mỹ và các nước châu Âu”.

19/12/2014