Thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam bằng đường hàng không

Thông tin từ Cục Hàng không Việt Nam, mới đây Cục này vừa tổ chức Hội nghị tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam bằng đường hàng không.
Tại Hội nghị, đại diện các công ty xuất khẩu hàng nông sản đều cho rằng, thị trường nước ngoài là thị trường rất tiềm năng cho các mặt hàng nông sản của Việt Nam.
Vải thiều là mặt hàng nông sản nhanh hỏng nên cần có chính sách hỗ trợ trong hoạt động xuất khẩu.
Tuy nhiên, để các mặt hàng nông sản của Việt Nam xuất khẩu được đến các thị trường “khó tính” như châu Âu, Mỹ, Úc… thì ngoài vấn đề chất lượng sản phẩm đảm bảo thì giá thành phải cạnh tranh được với các nước khác như Trung Quốc, Thái Lan… cũng đang khai thác ở những thị trường này.
Ngoài ra, các công ty xuất khẩu hàng nông sản cũng cho biết, việc đặt chỗ để xuất khẩu đúng theo nhu cầu thời gian của họ là các hãng hàng không Việt Nam chưa đáp ứng được.
Vì vậy, việc bảo quản hàng hóa cũng như đáp ứng đúng thời gian theo yêu cầu của thị trường nước ngoài của các công ty xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam không đảm bảo.
Về hai vấn đề trên, đại diện của các hãng hàng không cũng đã đưa ra một số nguyên nhân như: mặt hàng nông sản chưa có thị trường đủ lớn nên số lượng vận chuyển chưa nhiều và không đều, chỉ theo mùa vụ khiến giá cước và thời gian cố định đặt chỗ là rất khó khăn.
Sau khi nghe báo cáo của các công ty xuất khẩu hàng nông sản, các hãng hàng không và các công ty dịch vụ hàng hóa, Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Võ Huy Cường cho biết, Cục Hàng không Việt Nam sẽ có báo cáo gửi Bộ GTVT và các bộ, ngành liên quan về vấn đề này để có thể đưa ra chính sách hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam bằng đường hàng không trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm

Dự án nhằm mục tiêu phát triển chăn nuôi gà áp dụng quy trình an toàn sinh học theo hướng VietGAHP có kiểm soát. Xây dựng mối liên kết sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ cung ứng sản phẩm gà đồi Yên Thế cho TP Hà Nội và một số thị trường khác với chất lượng ổn định, giữ vững thương hiệu, thị trường và hài hòa lợi ích của các bên.

Ông Đàm Xuân Thành, Phó cục trưởng Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết Việt Nam có đủ vaccine phòng chủng cúm A H5N6 nếu dịch bệnh xảy ra trên diện rộng. Tuy nhiên, đây chỉ là loại vaccine dùng tiêm cho gia cầm.

Đây là mô hình thuộc dự án “Xây dựng mô hình sản xuất giống gia cầm cho các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn 2014-2016”. Theo đánh giá của cán bộ kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư và bà con nông dân, mô hình này hứa hẹn sẽ cho hiệu quả kinh tế cao.

Nhằm giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận cho người trồng mía, bên cạnh việc chuyển đổi giống mía, Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco) còn hướng dẫn nông dân thay đổi hình thức canh tác từ thủ công sang ứng dụng cơ giới hóa và áp dụng một số kỹ thuật canh tác mới trong sản xuất. Tuy mới áp dụng không lâu, nhưng mô hình đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực và nhận được sự đồng tình của người dân.

Hiện tại, diện tích trồng đu đủ toàn xã Mỹ Sơn (Ninh Sơn - Ninh Thuận) hơn 10 ha, giống đu đủ lùn cao sản. Trong đó, tập trung trồng nhiều tại thôn Phú Thạnh. So với các loại cây trồng khác thì đu đủ là loại cây dễ trồng, không kén đất, kỹ thuật trồng và chăm sóc khá đơn giản.