Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xây dựng nông thôn mới Bà Rịa Vũng Tàu chậm nhưng chắc

Xây dựng nông thôn mới Bà Rịa Vũng Tàu chậm nhưng chắc
Ngày đăng: 26/10/2015

Tự lực nên… thiếu vốn

Theo Sở NNPTNT Bà Rịa – Vũng Tàu, trong 19 tiêu chí nông thôn mới còn một số tiêu chí mà 21 xã xây dựng nông thôn mới (giai đoạn 2013 – 2015) của tỉnh đạt tỷ lệ thấp như: Cơ sở vật chất văn hóa (chỉ mới đạt 19%), trường học (33,3%), đường giao thông (23,8%);…

Nguyên nhân là do nguồn vốn đầu tư để thực hiện các tiêu chí này lớn, trong khi ngân sách hỗ trợ cho chương trình còn hạn chế.

Về vấn đề thiếu vốn đầu tư cho nông thôn mới, ông Vũ Ngọc Đăng – Phó Chánh văn phòng điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giải thích, cũng như một số địa phương khác như: TP.HCM, Hà Nội… Bà Rịa – Vũng Tàu do tự cân đối được vốn nên đã không cần nhiều đến sự hỗ trợ từ nguồn ngân sách trung ương.

“Tuy nhiên, do gặp nhiều khó khăn nên ngân sách tỉnh đã chưa thể đáp ứng nhu cầu đầu tư cho xây dựng nông thôn mới trên địa bàn” - ông Đăng nói.

Anh Trần Văn Minh Thiện (xã Bàu Lâm, Xuyên Mộc) với 1ha tiêu đang chuẩn bị thu hoạch.

Trong khi đó, công tác vận động người dân đóng góp cho Chương trình xây dựng nông thôn mới cũng còn hạn chế.

Tổng nguồn vốn huy động đóng góp của người dân từ năm 2011 đến nay hơn 600 tỷ đồng (chỉ đạt 17% tổng vốn huy động từ các nguồn), thông qua các hình thức đóng góp, gồm tiền mặt, công lao động, đất đai, hoa màu, tự đầu tư nâng cấp các công trình cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống, sinh hoạt…

Việc huy động vốn từ các doanh nghiệp tham gia xây dựng nông thôn mới tại địa phương cũng chưa khả quan.

Theo đó, do tình hình kinh tế khó khăn, các doanh nghiệp không tích cực đầu tư vào nông nghiệp; do đặc thù một số địa phương có ít doanh nghiệp đóng trên địa bàn nên huy động đóng góp rất hạn chế, như huyện Long Điền, Đất Đỏ…

Chậm mà chắc!

Theo báo cáo từ các địa phương cho thấy, do nguồn vốn không đủ thực hiện đầu tư các tiêu chí chưa đạt, như trường học, cơ sở văn hóa, giao thông… nên mục tiêu cuối năm 2015 của các địa phương sẽ giảm.

Theo đó, số tiêu chí đạt thêm đến cuối năm 2015 của 21 xã xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2013 – 2020 là 42 tiêu chí.

Việc đặt chỉ tiêu đưa 21 xã về địch nông thôn mới cuối năm 2015 cũng không thành khi khả năng đạt được chỉ có 12 xã.

Theo ông Cao Xuân Tiều – Phó Giám đốc Sở NNPTNT Bà Rịa – Vũng Tàu, sắp tới đối với công trình có vốn đầu tư lớn như chợ, đường sá, nhà văn hóa… sẽ xem xét, cân nhắc kỹ để tránh đầu tư lãng phí.

Chủ tịch UBND xã Tâm Lâm (huyện Xuyên Mộc) Đoàn Văn Thắng, để tăng nguồn vốn huy động từ sức dân, ông Đăng cho biết, thời gian tới công tác tuyên truyền, vận động người dân, doanh nghiệp sẽ tích cực hơn.

Làm sao cho người dân thể hiện tốt hơn vai trò chủ thể thông qua những đóng góp, việc làm cụ thể, thiết thực cho Chương trình xây dựng nông thôn mới.

Bên cạnh đó, ông Đăng cũng rất hy vọng vào chương trình đẩy mạnh kinh tế hộ, trong đó có đề án hỗ trợ lãi suất tín dụng phục vụ sản xuất nâng cao thu nhập tại các xã xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2015 – 2020.

Theo đánh giá của Chi cục PTNT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, thời gian qua việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất trên địa bàn vẫn còn chậm; sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các mô hình phát triển kinh tế vẫn ở quy mô nhỏ, sản phẩm chưa có thương hiệu và chưa đủ sức cạnh tranh…

“Việc thực hiện chương trình đẩy mạnh kinh tế hộ mục tiêu là tăng thu nhập cho người dân căn cơ, bền vững.

Khi người dân có thu nhập cao thì họ mới có tiền để đóng góp lại cho địa phương thông qua Chương trình xây dựng nông thôn mới.

Chúng tôi đang làm chậm mà chắc với chương trình này”- ông Đăng cho biết. 

Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết, trong năm 2015, ngân sách tỉnh bố trí cho 21 xã xây dựng nông thôn mới khoảng 260 tỷ đồng.

Tuy nhiên, nguồn vốn các xã đề nghị để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đã hơn 700 tỷ đồng.

  


Có thể bạn quan tâm

Chiêm Hóa (Tuyên Quang) Phát Triển Thủy Sản Chiêm Hóa (Tuyên Quang) Phát Triển Thủy Sản

Trong những năm gần đây, huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang) đã có nhiều chính sách đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản nhằm khai thác, sử dụng tốt tiềm năng, mặt nước, lao động và áp dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ trong nuôi trồng thủy sản.

10/03/2014
Bình Thuận Nuôi Cá Bớp Trên Biển Bình Thuận Nuôi Cá Bớp Trên Biển

Chúng tôi theo chiếc xuồng máy chở thức ăn, thăm các bè cá bớp ở bãi trước Mũi Né (Phan Thiết - Bình Thuận). Nước biển xanh trong và có phần ít sóng, và có lẽ chưa đến giờ cho cá ăn nên những người nuôi cá bè có phần thong thả. Một vài người thay vì ngồi trong các nhà lều nổi, ra đứng trên bè cá nhìn vào bờ.

10/03/2014
Vẫn Khó Ngăn Chặn Đánh Bắt Thủy Sản Theo Kiểu Tận Diệt Vẫn Khó Ngăn Chặn Đánh Bắt Thủy Sản Theo Kiểu Tận Diệt

Khai thác thủy sản bằng hình thức giã cào bay, giã cào điện ở vùng gần bờ đã tác động xấu đến môi trường sinh thái, làm giảm nguồn lợi thủy sản, gây nên sự tranh chấp ngư trường, ảnh hưởng xấu đến trật tự an ninh trên biển. Tuy nhiên, việc ngăn chặn kiểu đánh bắt này lại không dễ dàng.

10/03/2014
Đồng Bằng Sông Cửu Long Phấn Đấu Đạt 2,55 Tỷ USD Kim Ngạch Xuất Khẩu Tôm Đồng Bằng Sông Cửu Long Phấn Đấu Đạt 2,55 Tỷ USD Kim Ngạch Xuất Khẩu Tôm

Theo Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, năm nay, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long phấn đấu nâng giá trị tôm xuất khẩu, chủ yếu là tôm sú lên 2,55 tỷ USD, tăng 50 triệu USD so với năm trước đó, trong đó tỉnh Cà Mau dẫn đầu toàn vùng với chỉ tiêu xuất khẩu 1,1 tỷ USD.

10/03/2014
Sản Lượng Thủy Sản Phú Tân (Cà Mau) Đạt Gần 9.000 Tấn Sản Lượng Thủy Sản Phú Tân (Cà Mau) Đạt Gần 9.000 Tấn

Để khai thác biển có hiệu quả, huyện Phú Tân đang khuyến khích ngư dân tích cực bám biển, đẩy mạnh sản xuất, tập trung quản lý tốt số tàu khai thác, giảm dần số tàu nhỏ, khai thác ven bờ để chuyển sang khai thác xa bờ hoặc chuyển đổi ngành nghề sang nuôi thủy sản ven biển. Chú trọng đầu tư cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá, tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân trong việc bảo quản và tiêu thụ sản phẩm.

10/03/2014