Thu tiền tỷ từ chè búp tươi

Những ngày này, người trồng chè ở huyện Bát Xát (Lào Cai) đang bước vào vụ thu hoạch rộ.
Theo ghi nhận, so với vụ chè năm trước, năm nay năng suất và sản lượng chè búp tươi ở Bát Xát tăng trưởng khá.
Cùng với thời tiết thuận lợi, năng suất và sản lượng chè búp tươi ở Bát Xát tăng mạnh chủ yếu là do sự yên tâm của bà con khi sản phẩm làm ra cơ bản đã được bao tiêu.
Cụ thể, từ khi Nhà máy Chè Mường Hum của Công ty CP Chè Linh Dương đi vào hoạt động, phần lớn sản phẩm chè búp tươi trên địa bàn đã được nhà máy thu mua với gía ổn định, nên nhiều hộ dân đã tích cực mở rộng diện tích chè.
Tính đến nay, huyện Bát Xát đang có trên 526 ha chuyên canh chè các loại. Diện tích chè được trồng tập trung tại một số xã có điều kiện thổ nhưỡng phù hợp như Mường Hum, Nậm Chạc, A Mú Sung, Dền Thàng, Sàng Ma Sáo,
Ông Trần Duy Sửu ở bản Coóc Ngó, xã Mường Hum vui vẻ cho biết: “Nhờ cải tạo diện tích trồng chè theo hướng sử dụng giống mới và được sự hướng dẫn, giúp đỡ của Công ty CP Chè Linh Dương nên năm nay sản lượng chè nhà tôi tăng nhiều so với năm 2014. Với 2,3 ha chè đang cho thu hoạch, khả năng năm nay gia đình tôi sẽ thu về khoảng trên 200 triệu đồng”.
Toàn xã Mường Hum hiện có trên 100 ha chè các loại, trong đó diện tích cho thu hoạch vào khoảng gần 60 ha.
Từ đầu năm 2015 đến nay, sản lượng chè búp tươi của huyện Bát Xát đã đạt trên 729 tấn. Với giá thu mua tại vườn dao động trong khoảng từ 7.000 – 8.000đ/kg, ước tính nông dân Bát Xát đã thu về trên 5 tỷ đồng từ tiền bán chè búp tươi.
Có thể bạn quan tâm

Dự án Di dân vùng thiên tai có nguy cơ sạt lở đất núi, xã Văn Lăng là dự án xây dựng công trình công cộng, có nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước. Do vậy, kinh phí trồng rừng thay thế được lấy từ ngân sách Nhà nước đầu tư cho Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020. Sở Nông nghiệp và PTNT đã được tỉnh giao xây dựng kế hoạch trồng rừng thay thế thuộc dự án theo kế hoạch trồng rừng sản xuất năm 2015 của tỉnh.

Tại mỗi vùng, Liên Thảo đều cử kỹ sư “nằm đồng” giám sát và trực tiếp chỉ đạo người dân SX. Trước khi thu hoạch 1-2 ngày, rau sẽ được test lưu động hoặc tại phòng thí nghiệm, đảm bảo kiểm soát dư lượng thuốc BVTV, vi sinh vật gây hại... Mỗi sản phẩm của Liên Thảo trước khi đưa ra thị trường đều được dán tem chứng nhận xuất xứ (C/O) và chứng nhận chất lượng (C/Q) theo tiêu chuẩn của Liên Thảo.

Gia đình chị Hà Thị Hoa ở thôn 5 vừa thu hoạch xong 6 sào khoai lang cao sản. Chị Hoa cho biết: “Trước đây, phần đất này, tôi thường trồng sắn nhưng hiệu quả thấp nên năm nay chuyển sang trồng khoai lang. Tôi chọn trồng khoai lang cao sản vì kỹ thuật trồng đơn giản.

Năm 2014, toàn tỉnh có tổng diện tích mặt nước nuôi tôm nước lợ là 852,5ha. Do nhiều hộ đã thả nuôi 2 vụ nên diện tích thả giống trong năm là 1.300 ha (chưa kể 210,95 ha đã thả giống năm 2013 chuyển sang thu hoạch năm 2014), chủ yếu nuôi tôm thẻ chân trắng (tôm sú chỉ 2,5 ha). Diện tích thu hoạch trong năm là 1.280 ha, với sản lượng khoảng 11.500 tấn (năng suất bình quân 9 tấn/ha), đạt 123,7% kế hoạch năm.

Nhà vườn trồng xoài cát Hòa Lộc ở Cái Bè (Tiền Giang) cũng đang cười tươi khi trái chín được các thương lái tìm mua tận vườn với giá hơn 40.000đ/kg. Ông Nguyễn Tấn Hoanh, ấp 1, xã Tân Thanh cho biết: Nông dân trồng xoài cát Hòa Lộc đã nắm vững kỹ thuật, điều khiển cho cây ra trái rải vụ đều thắng lợi. Với giá bán từ 45.000 - 50.000đ/kg, trừ chi phí nhà vướn còn lãi 500 triệu đồng/ha. Đặc biệt, thời tiết năm nay thuận lợi đối với việc xử lý cho xoài ra hoa rải vụ nên chi phí giảm 1/2 so với năm trước.