Hộ Gia Đình Nuôi Bò Sữa Được Hỗ Trợ 13,5 Triệu Đồng Một Con

Theo dự thảo thông tư mới các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn sẽ được hưởng những ưu đãi về đất đai và được hỗ trợ đầu tư.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 210/2013 của Chính phủ về Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Theo đó, các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn sẽ được hưởng những ưu đãi về đất đai và được hỗ trợ đầu tư.
Theo dự thảo, trường hợp bò sữa nhập, được nuôi phân tán tại hộ gia đình, tiền hỗ trợ nhập bò sữa giống được chi trả thành hai mức. Đối với những tỉnh có mức hỗ trợ là 15 triệu đồng một con, hộ gia đình được hưởng mức hỗ trợ 13,5 triệu đồng, doanh nghiệp được hưởng 1,5 triệu đồng cho chi phí quản lý. Đối với những tỉnh có mức hỗ trợ là 10 triệu đồng một con, hộ gia đình được hưởng mức hỗ trợ 9 triệu đồng, doanh nghiệp được hưởng một triệu đồng cho chi phí quản lý.
Dự thảo cũng quy định một số ưu đãi đối với việc trồng cây dược liệu, việc miễn, giảm tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất, thuê mặt nước...
Có thể bạn quan tâm

Bộ Công Thương (CT) vừa tổ chức Lễ tôn vinh 100 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu (CNNTTB) cấp quốc gia - 2015. Đợt này, tỉnh Bình Định có 5 sản phẩm được tôn vinh.

Festival Nông nghiệp TPHCM 2015 đông nghẹt người. Bên trong lối vào chính, chị Hòa, một nông dân ở huyện Hóc Môn khoe bán mỗi ngày gần 20 chậu mai. Theo chị, festival có chút trở ngại về thời tiết. Hai ngày đầu mưa lớn, khách dự festival không đông.

Trong 9 tháng đầu năm 2015, tổng số lô hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam bị phát hiện có chất kháng sinh cấm và không đảm bảo an toàn thực phẩm nhiều hơn so với cả năm 2014.

Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam vừa điều chỉnh giảm mức dự báo kim ngạch xuất khẩu tôm năm 2015 xuống còn khoảng 2,9 tỉ đô la Mỹ, tức là giảm đến hơn 1 tỉ đô la Mỹ so với năm 2014 và giảm 300 triệu đô la Mỹ so với mức dự báo mà VASEP đưa ra vào đầu tháng 7-2015.

Vịt là đối tượng nuôi truyền thống ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), gắn liền với hệ thống canh tác lúa nước. Dù mang lại hiệu quả kinh tế cao nhưng do phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ nên nghề này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.