Nuôi Sò Huyết Luân Canh Cho Thu Nhập Gấp 8 Lần Vốn Đầu Tư

Qua 4 vụ nuôi luân canh sò huyết thử nghiệm trong ao tôm sú 0,5 ha, anh Võ Văn Theo ở ấp Cồn Cù, xã Dân Thành, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh đạt lợi nhuận từ 80 đến 100 triệu đồng/vụ.
Mô hình này, đang được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh khuyến khích các hộ dân ở vùng ngập mặn có ít diện tích mặt nước nuôi tôm học làm theo nhằm đảm bảo tính bền vững và cho thu nhập cao đối với nghề nuôi trồng thủy sản.
Anh Võ Văn Theo cho biết, nuôi sò huyết vốn đầu tư chủ yếu là tiền mua con giống. Với diện tích ao nuôi tôm sú của mình, mỗi vụ anh thả nuôi từ 150 đến 200 kg sò huyết giống với giá từ 120.000 đến 130.000 đồng/kg (loại 3.500 đến 4.000 con/kg), sau khoảng 6 – 7 tháng đã cho thu hoạch.
Trong quá trình nuôi, nếu tỷ lệ sống đạt trên 90% thì 1 kg sò huyết giống sẽ cho năng suất từ 35 đến 40 kg sò thương phẩm, nhưng thông thường tỷ lệ này chỉ đạt 70 đến 80%. Với giá bán sò huyết thương phẩm trong mấy năm gần đây luôn ổn định ở mức 45.000 đến 50.000 đồng/kg nên lợi nhuận thu được cao gấp 7 đến 8 lần so với với vốn đầu tư.
Anh Theo cho biết thêm, yếu tố để nuôi sò huyết có tỷ lệ hao hụt thấp, con giống mau lớn, đòi hỏi nguồn giống khi mua phải đảm bảo chất lượng và thích nghi tốt với môi trường nuôi tại khu vực ao nuôi. Theo kinh nghiệm của anh, khi mua sò huyết giống, nên đem theo nước trong ao nuôi của gia đình bắt giống thả vào thử, hoặc mua một ít giống về thả thử trong ao nuôi để xác định về chất lượng và tính thích nghi của sò huyết giống.
Thời điểm thả giống phải đảm bảo từ tháng 1-3 âm lịch, khi độ mặn nước trong ao đạt khoảng 15% là tốt nhất. Sau khi thu hoạch xong sò huyết, ao nuôi được tận dụng thả nuôi tôm sú theo hình thức quảng canh, với mật độ thả 2 – 5 con/m2, ít rủi ro so với nuôi tôm công nghiệp.
Từ thành công của mình, trong 2 năm qua anh Theo đã hướng dẫn kỹ thuật cho 10 hộ dân ở cùng ấp nuôi sò huyết luân canh trong ao nuôi tôm sú với tổng diện tích 4 ha. Tất cả những hộ này đều nuôi đạt hiệu quả, người có diện tích ao nuôi ít nhất 0,3 ha cũng đạt mức thu nhập từ 40 đến 50 triệu đồng/vụ nuôi sò huyết và nuôi tôm quảng canh trong năm.
Có thể bạn quan tâm

Đầu tháng 7/2013, Công ty Cổ phần Việt Mỹ chuyên nuôi trồng sản xuất và chế biến đóng hộp nấm, rau quả xuất khẩu - Khu Công nghiệp Sông Hậu, xã Tân Thành, huyện Lai Vung (Đồng Tháp) đi vào hoạt động đã góp phần quan trọng trong việc mở ra cơ hội phát triển đối với nấm rơm và rau quả xuất khẩu ở Lai Vung.

Những dây khổ qua tây được trồng ở vườn nhà của chị Nguyễn Ánh Xuân (hẻm 1, khóm 5, phường 7, TP. Bạc Liêu) cho trái dài từ 1,3 - 1,6m (ảnh). Do thích thú khi thấy giống khổ qua cho trái dài đến 6 lần chiều dài trái khổ qua thông thường, nhiều người đến xem và xin giống về nhà trồng.

Từ năm 2012 đến nay, tỉnh đã hỗ trợ phân bón Neb cho nông dân trên diện tích 40 ha vải thiều và 20 ha na ở Thanh Hà, Chí Linh. Vải, na được bón Neb đều tăng năng suất từ 10 - 15%, mẫu mã đẹp.

Những ngày này, nông dân trồng mè ở xã Phan Tiến (Bắc Bình) đang “rộ” mùa thu hoạch. Ai cũng phấn khởi bởi mè trúng mùa, được giá.

Tuy nhiên, trên thực tế không ít nông dân mới phun thuốc trừ sâu được một, hai ngày đã mang ra chợ bán. Do đó lượng thuốc bảo vệ thực vật tồn dư trong rau rất cao, nguy hiểm đến sức khoẻ người tiêu dùng.