Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thu Nhập Cao Nhờ Rau Xanh

Thu Nhập Cao Nhờ Rau Xanh
Ngày đăng: 29/06/2013

Nông dân xã Thanh Hưng (huyện Điện Biên) nhiều năm qua không chỉ có thu nhập khá cao từ nghề trồng hoa, mà sản xuất rau xanh theo hình thức luân canh gối vụ cũng đem lại nguồn thu ổn định.

Các đội 3, 5, 9, 10, 14 được coi vựa rau của xã Thanh Hưng. Nhiều gia đình ở đây có thu nhập từ rau xanh mỗi năm lên tới 40 - 50 triệu đồng. Gia đình anh Vũ Xuân Định, đội 5 có trên 3.000m2, chuyên trồng các loại rau cao cấp như: súp lơ xanh, trắng; cà rốt, đậu Hà Lan… Ngoài ra, anh còn trồng các loại rau ngắn ngày, có thời gian gieo trồng từ 30 - 45 ngày/lứa; thu hoạch đồng loạt rồi trồng lại lứa khác. Với hình thức luân canh gối vụ này nên mùa nào có rau đấy, mỗi năm thu về trên 20 triệu đồng.

Ông Nguyễn Ngọc Ngấn, Chủ tịch UBND xã Thanh Hưng cho biết: Không chỉ cung cấp lượng lớn rau thương phẩm ra thị trường TP. Điện Biên Phủ và các huyện, thị trong tỉnh. Trong những năm gần đây, nhằm trang bị cho nông dân những kiến thức cơ bản về sản xuất rau an toàn, xã đã có một số dự án rau sạch triển khai thực hiện để nông dân học tập và nhân rộng. Nông dân các đội 3, 5, 9 và 10 đã triển khai trồng rau sạch: bí đỏ, dưa chuột, cà chua.

Thực hiện trên quy trình từ lựa chọn giống, làm đất và tuân thủ không dùng thuốc BVTV, mô hình giúp nông dân từng bước áp dụng các kiến thức gieo trồng mới, tránh việc lạm dụng các loại thuốc BVTV trong gieo trồng. Hướng tới sản xuất các sản phẩm sạch, có chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

Thời gian qua, rau xanh được giá, cho thu nhập khá cao nên nông dân phấn khởi, nhiều diện tích cây màu đã được chuyển đổi sang trồng các loại rau cao cấp, đáp ứng thị trường. Ông Ngấn cho rằng: Nông dân Thanh Hưng nhanh nhạy với thị trường, đầu tư những loại cây trồng ngắn ngày, đem lại thu nhập cao. Phần lớn lượng rau xanh cung cấp cho thị trường TP. Điện Biên Phủ là rau Thanh Hưng.

Cũng nổi tiếng là vùng chuyên canh trồng rau, xã Sam Mứn (huyện Điện Biên), có địa thế tương đối bằng phẳng, nằm ngay khu vực ngã ba sông, được bồi đắp một lượng lớn phù sa mỗi năm, nên chất đất thổ nhưỡng màu mỡ; thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp. Tận dụng lợi thế đó, trong những năm qua, Sam Mứn luôn chú trọng đẩy mạnh sản xuất rau màu.

Vụ hè thu năm nay, xã Sam Mứn đã sử dụng trên 100ha để trồng các loại rau chủ yếu: bí đỏ, đậu, đỗ, ớt, mướp đắng, bí xanh, dưa leo... Do xã khuyến khích và nông dân tích cực chuyển sang chuyên canh rau màu, nên đời sống của các hộ đã khá giả hơn nhiều nơi trong huyện.

Bên cạnh đó, nông dân trong xã xác định trồng rau trái vụ, rau cao cấp mang lại thu nhập gấp nhiều lần trồng các cây rau màu khác, nên trung bình mỗi hộ dân trồng rau ở Sam Mứn trừ chi phí, mỗi vụ thu trên cả chục triệu đồng. Đặc biệt có nhiều hộ, mỗi năm có thu nhập từ 50 - 100 triệu đồng.

Từng bước hiện đại hóa trong sản xuất rau màu, người dân Sam Mứn đã chủ động đầu tư xây dựng đường dẫn nước, xây bể, khoan giếng tích nước dự phòng trong mùa khô hanh; hệ thống thoát nước khi có ngập úng. Bên cạnh đó, Sam Mứn còn áp dụng các phương pháp sản xuất rau màu theo hướng VietGap (kỹ thuật sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap) hiệu quả kinh tế tăng lên rõ rệt và dần hình thành “thương hiệu” rau Sam Mứn, nên bà con cần tích cực chuyển đổi từ trồng lúa kém hiệu quả sang trồng rau.

Nhờ đó, năng suất, chất lượng rau luôn ổn định. Từ trồng rau, đến nay đời sống người dân trong xã cải thiện rõ rệt; tỷ lệ hộ nghèo giảm hàng năm, đời sống được nâng cao. Người dân Sam Mứn có nhà cao tầng, nhiều hộ sắm được ô tô chuyên chở rau. Đó là sự đổi thay của một vùng nông thôn do nắm bắt tốt những nhu cầu thị trường.


Có thể bạn quan tâm

Nghị Định 36 Nghị Định 36 "Bà Đỡ" Của Người Nuôi Cá Tra

Người nuôi cá tra ở ĐBSCL đang trong tâm trạng chờ đợi, hy vọng chính sách mới. Thị trường vẫn chưa hết khó, trong khi nợ nần, thiếu vốn đang dồn ép nghề nuôi cá. Họ kỳ vọng Nghị định 36/2014/NĐ-CP của Chính phủ về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra, sẽ sớm chấn chỉnh, vực dậy ngành hàng cá tra.

08/08/2014
Đức Trở Thành Thị Trường Nhập Khẩu Tôm Lớn Nhất Của Seamark Đức Trở Thành Thị Trường Nhập Khẩu Tôm Lớn Nhất Của Seamark

Doanh thu tăng nhờ xuất khẩu tôm sang hầu hết các thị trường châu Âu được cải thiện. XK sang Đức tăng từ 15 triệu bảng đến 18,1 triệu bảng nhờ đó Đức đã trở thành thị trường quan trọng nhất đối với Seamark. XK sang Bỉ cũng tăng từ 3,95 triệu bảng lên 6,7 triệu bảng, sang Pháp tăng lên 3,9 triệu bảng từ 2,8 triệu bang.

29/07/2014
Phát Động Cuộc Thi Viết, Vẽ, Chụp Ảnh Về “Giá Trị Điều Việt Nam” Phát Động Cuộc Thi Viết, Vẽ, Chụp Ảnh Về “Giá Trị Điều Việt Nam”

Hiệp hội Điều Việt Nam vừa phát động cuộc thi vẽ tranh, thi ảnh, thi viết về “Giá trị điều Việt Nam”. Cuộc thi này nhằm đánh giá và tôn vinh những giá trị đối với cuộc sống con người của hạt điều Việt Nam; quảng bá hình ảnh đất nước và ngành điều Việt Nam; giữ gìn và phát huy các giá trị điều Việt Nam.

08/08/2014
Peru Tăng 21% Hạn Ngạch Cá Tuyết Hake Peru Tăng 21% Hạn Ngạch Cá Tuyết Hake

Trước tháng 4, một báo cáo do các tàu đánh cá thương mại thực hiện và sử dụng phương pháp giống như Viện nghiên cứu biển Pêru (Imarpe) cho thấy nguồn lợi cá tuyết hake Peru đang hồi phục kể từ khi tìm thấy sinh khối nguồn lợi cá tuyết có thể vượt 500.000 tấn. Dựa trên nguồn lợi này, hạn ngạch cá tuyết hake đã được đề nghị ở mức 70.000 tấn, tăng 79% so với hạn ngạch của năm ngoái.

29/07/2014
Mô Hình Trồng Ổi Đài Loan Ở Xã Trừ Văn Thố, Huyện Bàu Bàng: Hiệu Quả Từ Liên Kết “4 Nhà” Mô Hình Trồng Ổi Đài Loan Ở Xã Trừ Văn Thố, Huyện Bàu Bàng: Hiệu Quả Từ Liên Kết “4 Nhà”

Ở xã Trừ Văn Thố, huyện Bàu Bàng có nhiều hộ nông dân nhờ trồng ổi lê Đài Loan đã vươn lên thoát nghèo và trở nên khấm khá. Dự án trồng ổi này đã thể hiện sự liên kết chặt chẽ giữa “4 nhà”: Nhà nước, nhà khoa học, nông dân và doanh nghiệp, giúp người nông dân tìm ra loại cây ăn trái phù hợp và đạt hiệu quả kinh tế cao.

08/08/2014