Nghị Định 36 Bà Đỡ Của Người Nuôi Cá Tra

Biết là Nghị định 36 sẽ quản lý chặt, lập lại trật tự mới, nhưng trước mắt nhà nước cần có biện pháp gỡ khó vốn sản xuất.
Người nuôi cá tra ở ĐBSCL đang trong tâm trạng chờ đợi, hy vọng chính sách mới. Thị trường vẫn chưa hết khó, trong khi nợ nần, thiếu vốn đang dồn ép nghề nuôi cá. Họ kỳ vọng Nghị định 36/2014/NĐ-CP của Chính phủ về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra, sẽ sớm chấn chỉnh, vực dậy ngành hàng cá tra.
Ông Bảy Tiễn (Võ Văn Tiễn) có 5 ha với 7 ao nuôi cá tra xuất khẩu ở khu vực phường Thới An, quận Ô Môn (TP Cần Thơ). Khi đề cập đến Nghị định 36 (NĐ36), ông hồ hởi nói: "Nếu thực hiện đúng như tinh thần NĐ36 sẽ có lợi cả doanh nghiệp (DN) và người nuôi.
Qua nhiều năm nuôi cá, lúc đầu tôi nuôi đến khi thu hoạch mới tìm nơi bán cá. Nhưng mấy năm gần đây tôi thực hiện hợp đồng liên kết nuôi cá với Cty CP Đa quốc gia IDI.
Tuy không có mức lãi thật cao, nhưng bù lại ăn chắc. Khi người nuôi cá có hợp đồng với DN thì dù cho thị trường không tốt, cá tra hạ giá người nuôi vẫn ít rủi ro, lỗ vốn. Vì vậy người nuôi cá mong có sự liên kết bền chặt với DN và phải được xem là thành phần không thể thiếu trong chuỗi giá trị.
Ông Thái An Lai, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thủy sản Đồng Tháp: “NĐ36 mở ra hy vọng và điều kiện tốt có thể giúp cho DN và người nuôi cá tra vượt qua khó khăn. Để vai trò nông dân tham gia được đảm bảo, nhà nước cần có chính sách hỗ trợ cho các hộ nuôi nhỏ lẻ liên kết thành nhóm sản xuất lớn như tổ hợp tác, HTX, nhằm giúp cho người nuôi được tiếp cận vốn vay ngân hàng, mua vật tư đầu vào với giá rẻ, thực hiện các tiêu chuẩn sản xuất an toàn và đủ lực tạo ra nguồn cá nguyên liệu lớn cung ứng cho DN. Mô hình này có thể giúp cho hộ nuôi cá tra riêng lẻ có thể tiếp tục trụ lại với nghề”.
Về cách tính giá thành, đa số DN đều có vùng nuôi cá riêng nên biết rõ các chi phí. Do đó Hiệp hội Cá tra Việt Nam và các DN cần phối hợp định ra giá sàn hợp lý để đảm bảo DN và người nuôi - đôi bên đều có lợi.
Về kỹ thuật nuôi, vừa qua nhờ có cán bộ kỹ thuật của DN giám sát đúng theo yêu cầu chất lượng nên tay nghề chúng tôi được nâng lên. Cá nuôi sạch bệnh, kiểm tra không có dư lượng chất kháng sinh"…
Nằm kề bên dãy ao nuôi cá tra của nhà ông Bảy Tiễn, HTX cá tra Thới An do ông Nguyễn Ngọc Hải, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thủy sản TP Cần Thơ, kiêm giám đốc HTX, cho rằng: "Nhiều năm qua ngành hàng cá tra đối mặt khó khăn.
Các cơ quan chức năng đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo, bàn bạc nhưng kết quả chưa thấy khả quan, chưa có giải pháp cụ thể cho DN và người nuôi cá.
NĐ36 ra đời, tôi hy vọng đáp ứng được các yêu cầu ngành cá tra đặt ra, giúp khắc phục những khó khăn, nhược điểm của ngành như trong thời điểm hiện nay.
Trước đây ngành cá tra phát triển nóng, không có quy hoạch, bây giờ thì phải quy hoạch vùng nuôi cụ thể, quy định điều kiện cấp mã vạch, tiêu chuẩn nuôi theo VietGAP…
Những quy định này trong Nghị định sẽ tác động, chấn chỉnh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các DN, từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm".
Theo ông Hải, trong thời gian chờ NĐ36 nhiều hộ dân nuôi cá tra đã nhận thức cần cải tiến kỹ thuật nuôi đáp ứng theo yêu cầu DN thu mua chế biến, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Tuy vậy, ngành hàng cá tra đi từ sản xuất nhỏ lẻ, trải qua giai đoạn tăng trưởng nóng và rơi vào suy yếu như hiện nay đã bộc lộ nhiều mặt tồn tại.
Biết là NĐ36 sẽ quản lý chặt, lập lại trật tự mới, nhưng trước mắt nhà nước cần có biện pháp gỡ khó vốn sản xuất.
Có thể bạn quan tâm

Sau Tết Ất Mùi, giá ổi tiếp tục giữ ở mức cao hơn so với các loại trái cây khác. Ông Huỳnh Văn Long ở xã Mỹ Hiệp, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp cho biết, trồng 6 công ổi Đài Loan, hiện giá ổi được thương lái đến thu mua tại vườn ở mức 7.000 - 8.000 ngàn đồng/kg, cao hơn từ 1.000 - 2.000 ngàn đồng/kg so với cùng thời điểm năm ngoái, sau khi trừ phí ông còn lợi nhuận khoảng 5.000 đồng/kg.

Từ giữa năm 2014 đến nay, nhiều loại rau hàng hóa trên thị trường rơi vào cảnh “rớt giá”, có thời điểm, giá rau rẻ như cho. Thực trạng đó đang đặt ra bài toán cho các cấp ngành quản lý, các doanh nghiệp và người trồng rau trong quy hoạch, trồng cũng như bảo quản, chế biến rau sạch.

Những ngày này, giá cà phê nhân xô ở thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai đang dao động ở mức trên dưới 38.000 đồng/kg, tương đương cùng kỳ năm ngoái. Mặc dù đang cần tiền mua phân bón, chi phí bơm tưới cho cà phê, nhưng gia đình bà Nguyễn Thị Cúc ở làng Plei Kép, thành phố Pleiku vẫn cố giữ 7 tấn cà phê nhân, chờ giá lên.

Cụ thể nếu như trước tết, giá gà lông trắng nuôi công nghiệp dao động từ 38-40 nghìn đồng/kg thì hiện đã tụt xuống chỉ còn 31-32 nghìn đồng/kg; giá gà lông màu trước tết xoay quanh 60 nghìn đồng/kg hiện giảm còn 52-53 nghìn đồng/kg; giá trứng gà công nghiệp theo đó cũng giảm mạnh từ 1.800 - 1.900 đồng/quả xuống chỉ còn 1.400 đồng/quả.

Đêm khai mạc có chủ đề “Cà phê Buôn Ma Thuột – Hội tụ tinh hoa đại ngàn” được chia làm 3 chương (chương 1: Hào khí Tây Nguyên; chương 2: Hương sắc cà phê Ban Mê; chương 3: Ra khơi). Đêm bế mạc có chủ đề Vọng mãi cà phê Buôn Ma Thuột cũng được chia làm 3 chương (chương 1: Buôn Ma Thuột – Miền đất huyền thoại; chương 2: Âm vang mùa xuân; chương 3: Cà phê Buôn Ma Thuột- Thương hiệu toàn cầu).