Phát Động Cuộc Thi Viết, Vẽ, Chụp Ảnh Về Giá Trị Điều Việt Nam

Đối tượng tham gia là tất cả người Việt Nam và người nước ngoài, không giới hạn độ tuổi, nghề nghiệp, yêu mến hạt điều Việt Nam.
Hiệp hội Điều Việt Nam vừa phát động cuộc thi vẽ tranh, thi ảnh, thi viết về “Giá trị điều Việt Nam”. Cuộc thi này nhằm đánh giá và tôn vinh những giá trị đối với cuộc sống con người của hạt điều Việt Nam; quảng bá hình ảnh đất nước và ngành điều Việt Nam; giữ gìn và phát huy các giá trị điều Việt Nam.
Đối tượng tham gia là tất cả người Việt Nam và người nước ngoài, không giới hạn độ tuổi, nghề nghiệp, yêu mến hạt điều Việt Nam. Yêu cầu của cuộc thi vẽ tranh là quảng bá, làm nổi bật giá trị hạt điều Việt Nam. Yêu cầu của cuộc thi ảnh là ghi lại những khoảnh khắc đẹp về phong cảnh điều; cuộc sống, sinh hoạt của người trồng, chế biến điều; lễ hội, ẩm thực về điều trên khắp mọi miền cả nước.
Yêu cầu của cuộc thi viết là những sáng kiến, ý tưởng, cảm nhận sâu sắc về sản phẩm điều và giá trị điều Việt Nam.
Mỗi cuộc thi viết, vẽ, chụp ảnh về điều đều có một giải đặc biệt trị giá 50 triệu đồng và nhiều giải nhất, nhì, ba, khuyến khích. Cuộc thi sẽ nhận tác phẩm từ nay đến hết ngày 30/6/2015. Nơi nhận tác phẩm dự thi là Văn phòng Hiệp hội Điều Việt Nam, số 135 Pasteur, phường 6, quận 3, TP HCM.
Có thể bạn quan tâm

Khi hội nhập, tác động của Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) đến ngành chăn nuôi Việt Nam không lớn nhưng với Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), các nước mạnh trong ngành chăn nuôi gia súc lớn như Mỹ và Úc có thể làm thay đổi cấu trúc thị trường chăn nuôi trong nước.

Theo dự báo của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), với mức thuế rà soát hành chính lần thứ chín (POR9) thuế chống bán phá giá tôm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam giảm mạnh so với POR8, xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường Mỹ trong những tháng cuối năm sẽ khởi sắc, sau khi sụt giảm trên 50% trong Tám.

Ngành chăn nuôi Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn về cạnh tranh bởi một trong những lý do cơ bản là chúng ta vẫn chưa thể chủ động được thức ăn chăn nuôi và giá thức ăn còn quá cao.

20 năm là khoảng thời gian quá dài để có thể đánh giá những được - mất mà mô hình tôm – lúa mang lại. Những cách làm hay, những kinh nghiệm qua các lần thất bại, cùng những đề xuất, kiến nghị của những người trong cuộc sẽ là bài học bổ ích cho việc tái cơ cấu sản xuất vùng tôm – lúa ở Sóc Trăng được hiệu quả và bền vững hơn.

Nghiên cứu tác động của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) đến Việt Nam các tác động vĩ mô và trường hợp ngành chăn nuôi do TS Nguyễn Thị Thu Hằng đến từ Viện Nghiên cứu Kinh tế và chính sách (VEPR) trình bày tại Diễn đàn Chính sách nông nghiệp Việt Nam số 4 ngày 8-9 tại Hà Nội cho thấy, ngành chăn nuôi trong nước có xu hướng bị thu hẹp sản xuất khi đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệt đến từ các nước TPP, đặc biệt là đối với ngành thịt.