Thử Nghiệm Giống Lúa Chịu Phèn ĐTM 126 Cho Vùng Đồng Tháp Mười (Đồng Tháp)

Ngày 7/1/2015 tại xã Hưng Thạnh, huyện Tháp Mười (Đồng Tháp), Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông nghiệp Đồng Tháp Mười phối hợp Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tháp Mười tổ chức hội thảo mô hình “Sản xuất thử nghiệm giống lúa ngắn ngày, chịu phèn ĐTM 126 cho vùng Đồng Tháp Mười” vụ đông xuân 2014 - 2015.
Nông dân đã tham quan thực tế mô hình tại hộ ông Nguyễn Tấn Lộc, ấp 4, xã Hưng Thạnh với diện tích 5ha, sản xuất thử nghiệm giống lúa ĐTM 126. Hiện lúa đang chuẩn bị thu hoạch, ước năng suất đạt khoảng 9 tấn lúa tươi/ha, thương lái đã đặt mua với giá 5.700 đồng/kg, cao hơn giống IR50404 từ 600 đến 700 đồng/kg.
Qua tham quan thực tế, ngành chuyên môn và nông dân đánh giá cao loại giống này, bởi ưu điểm là có thời gian sinh trưởng ngắn, thích hợp với vùng đất phèn, vùng sản xuất lúa 3 vụ/ năm, nhẹ phân bón, ít sâu bệnh, năng suất khá, chất lượng gạo tốt, hạt thon dài và trong, thơm nhẹ, mềm cơm, dễ bán, có thể thay thế giống IR50404 trước đây.
Tại hội thảo, nông dân đã trao đổi, học tập kinh nghiệm sản xuất với các hộ trong mô hình, trao đổi trực tiếp với lãnh đạo Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông nghiệp Đồng Tháp Mười về kỹ thuật canh tác, thị trường tiêu thụ của giống lúa ĐTM 126 để yên tâm ứng dụng và sản xuất loại giống triển vọng này trong những vụ tiếp theo.
Có thể bạn quan tâm

Tiếp chúng tôi trong căn nhà khang trang, rót chén trà xanh mời khách ông Quý nhớ lại, trước kia ông cũng như bao gia đình khác trong xã thu nhập chính chủ yếu trông vào hai vụ lúa nên đời sống gặp nhiều khó khăn. Trước khi đến với mô hình nuôi ba ba, ông từng áp dụng nhiều mô hình chăn nuôi khác nhưng hiệu quả kinh tế không cao, cái nghèo vẫn luôn đeo bám ông và gia đình.

Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ba huyện ven biển tham mưu UBND huyện chỉ đạo các phòng, ban có liên quan và UBND các xã nuôi tôm biển khẩn trương tuyên truyền, hướng dẫn người dân chuẩn bị tốt các điều kiện sản xuất và thả giống tuân thủ theo lịch thời vụ đã ban hành.

Toàn tỉnh Vĩnh Long hiện có 423ha mặt nước nuôi cá tra thâm canh, trong đó đang thả nuôi là 278,5ha, giảm 9,7% (30ha) so năm 2012. Giá cá tra nguyên liệu hiện từ 21.000 - 23.500 đ/kg nhưng giá thành sản xuất lên khoảng 23.000 - 24.000 đ/kg nên người nuôi tiếp tục theo lỗ.

Theo Ban chỉ đạo Tây Nam bộ, năm 2014, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long sẽ nâng diện tích nuôi trồng thủy sản lên 800.000 ha mặt nước, tăng 5.000 ha so năm 2013. Nhờ vậy, sản lượng thủy sản ở khu vực này sẽ đạt 2,4 triệu tấn, tăng hơn 400.000 tấn.

Có dịp đến thăm mô hình chăn nuôi bò thịt của ông Đinh Văn Khoa ở xã Quang Lãng (huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội), chúng tôi thật sự ngỡ ngàng trước một cơ ngơi chăn nuôi có giá trị kinh tế cao, tiềm lực lớn.