Đồng Tháp Không Sử Dụng Nước Ngầm Để Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng

Sáng 1/4, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Thanh Hùng có buổi làm việc về tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng và cá chạch sụn ở Đồng Tháp.
Hiện nay, việc người dân sử dụng nguồn nước ngầm với số lượng lớn để nuôi tôm thẻ chân trắng đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước ngầm tự nhiên cũng như nguy cơ sụt lún ở địa phương.
Do đó, ông Nguyễn Thanh Hùng chỉ đạo, nghiêm cấm các trường hợp tự ý khoan giếng trái phép phục vụ nuôi tôm thẻ chân trắng, Chi cục Thủy sản cần theo sát tình hình phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng, quản lý chặt vấn đề con giống và dịch bệnh, không để phát triển thêm diện tích thả nuôi.
Đối với cá chạch sụn, là một loài vật nuôi mới nên chưa thể đánh giá đúng tiềm năng của loài này, ông Hùng yêu cầu Chi cục Thủy sản kiến nghị Tổng cục Thủy sản nuôi khảo nghiệm đối với giống vật nuôi mới này.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, môi trường nuôi trồng thủy sản tại một số vùng nuôi trong tỉnh Phú Yên không ổn định; độ mặn và độ kiềm trong nước rất thấp; ô nhiễm dinh dưỡng và ô nhiễm vi sinh cũng được phát hiện ở các vùng nuôi. Ngoài ra, bệnh tôm nuôi cũng tiếp tục diễn biến phức tạp tại các vùng nuôi thuộc huyện Tuy An…

Mấy ngày qua, nhiều người trồng dưa hấu ở xã Xuân Quang 1, Đồng Xuân (Phú Yên) bức xúc khi phát hiện phân bón NPK mình mua là giả.

Từ đầu năm đến nay, ngư dân xã Triệu An, huyện Triệu Phong (Quảng Trị) đã tích cực ra khơi đánh bắt vụ cá nam. Tuy nhiên, do thời tiết không thuận lợi, ngư trường có xu hướng bị thu hẹp nên việc đánh bắt của ngư dân gặp nhiều khó khăn.

Trước và trong tết Nguyên Đán, tại các xã Tam Quan, Đại Đình, Hồ Sơn, Bồ Lý (Tam Đảo - Vĩnh Phúc) xuất hiện tình trạng gia cầm, chủ yếu là gà bị ốm, chết bất thường.

Hiện nay trên địa bàn xã Quách Văn Phẩm, huyện Đầm Dơi (Cà Mau) có hơn 400 hộ thực hiện mô hình nuôi sò huyết xen canh tôm cho thu nhập khá, tập trung nhiều nhất ở 2 ấp Ngã Oác và Bào Hầm.