Thu Hoạch Tôm Thẻ Chân Trắng

Nhằm khuyến khích người dân mở rộng diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng, huyện Ngọc Hiển (Cà Mau) nuôi thử nghiệm mô hình này bằng nguồn vốn sự nghiệp khoa học công nghệ. Ngày 14/10, ngành chức năng của huyện phối hợp với hộ nuôi tiến hành thu hoạch tôm. Kết quả bước đầu khá thành công.
Dự án đầu tư cho 1 hộ dân tại ấp 7, thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển với diện tích là 0,5 ha, mật độ thả trên 100 con/m2, vốn đầu tư gần 400 triệu đồng; trong đó vốn từ ngân sách Nhà nước hỗ trợ là 30%. Sau 2 tháng thu tỉa được 2 tấn. Sau 2,5 tháng, thu hoạch được khoảng 5 tấn, tôm đạt kích cỡ 81 con/kg, giá bán là 115.000 đồng/kg. Sau 2 đợt thu hoạch gần 7 tấn. Tổng thu được gần 800 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi trên 400 triệu đồng.
Đối với huyện Ngọc Hiển, phát triển mô hình nuôi tôm công nghiệp còn nhiều khó khăn so với các huyện khác nhất là đối với việc thiết kế đầm nuôi, lộ giao thông chưa phát triển đồng bộ và điện phục vụ cho nuôi tôm. Qua thu hoạch tôm thẻ chân trắng từ mô hình thử nghiệm thành công là tiền đề để người dân học tập và làm theo.
Ngoài ra, việc áp dụng một số tiêu chí của VietGAP trong nuôi tôm thẻ chân trắng sẽ giảm thiểu tác động đến môi trường sinh thái, kiểm soát, ngăn ngừa lây lan dịch bệnh. Kết quả đạt được của dự án sẽ tiến hành nhân rộng trong toàn huyện.
Có thể bạn quan tâm

Dự án thí điểm bảo quản trái vải tươi sau thu hoạch bằng công nghệ màng sinh học sẽ triển khai lần đầu tiên tại tỉnh Bắc Giang.

Do thương lái Trung Quốc giảm thu mua, giá mỗi kg thanh long hiện chỉ còn vài nghìn đồng, dù mới đầu vụ.

Ông Trần Quang Tấn, Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn, Bắc Giang cho biết, lô vải thiều 2,1 tấn đầu tiên của Lục Ngạn sau khi được đưa sang thị trường Califonia (Mỹ) đã bán hết chỉ trong vòng một ngày.

Vụ Đông Xuân vừa qua, toàn huyện Phú Thiện gieo trồng gần 8.400 ha cây trồng các loại, trong đó lúa với diện tích 6.066 ha gồm các giống lúa như: HT1, Ma Lâm, Q5, OM4900, hương cốm, tám thơm, DV 108….; còn lại là các loại cây lương thực khác (bắp 350 ha), thực phẩm (rau các loại, đậu), cây công nghiệp ngắn ngày (lạc, thuốc lá, khoai lang) và cây công nghiệp dài ngày (mía trồng mới 800 ha).

Từ năm 2010 đến nay, Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai thực nghiệm nhiều mô hình trồng cây mắc ca trên địa bàn các huyện: Kbang, Mang Yang, Chư Pah, Chư Pưh, Chư Sê, Đak Đoa và nhiều hộ dân các huyện: Kông Chro, Đak Pơ, Đức Cơ, Chư Prông và TP. Pleiku tự đầu tư trồng mắc ca. Đến nay, diện tích cây mắc ca toàn tỉnh là 215,6 ha. Tuy nhiên hiệu quả kinh tế của nó vẫn còn bỏ ngỏ.