Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bọc vải bằng màng sinh học để dành được cả tháng

Bọc vải bằng màng sinh học để dành được cả tháng
Ngày đăng: 10/06/2015

Theo đó, quy trình bảo quản trái vải tươi được triển khai theo hướng trái vải được làm sạch sơ bộ, rửa và cho vào một “màng sinh học” gồm các axit lactic, vitamin. Theo nghiên cứu của Viện, trái vải được bọc bằng màng sinh học theo hình thức kể trên có thể giữ được độ tươi ngon trong 2 tuần - 1 tháng và đảm bảo an toàn với sức khỏe. Mục tiêu của dự án cũng là kéo dài thời gian trữ vải, tránh giai đoạn rộ mùa giá thấp như hiện nay.

Theo các thành viên của dự án thí điểm, chi phí cho toàn bộ hệ thống bảo quản trái vải bằng màng sinh học bao gồm cả kho lạnh sẽ ở mức 700 - 800 triệu đồng, mỗi giờ sẽ xử lý được 500 kg vải và nếu nhu cầu bảo quản tăng lên có thể xử lý 10 - 15 tấn vải/ngày.

Đầu tháng 6 vừa qua khi đến làm việc với Bộ Khoa học công nghệ nhằm mục tiêu xuất khẩu 1000 tấn vải thiều trong năm 2015 cho các đối tác ASEAN và Nhật Bản, Israel, ông Owada Norio (Tập đoàn ABI, Nhật Bản) cho biết tập đoàn này có công nghệ bảo quản bằng cách làm lạnh nhanh (CAS, hay còn gọi là hệ thống tế bào còn sống), theo ông Norio, hệ thống này đã được sử dụng để bảo quản nông sản, thủy sản trong vòng 1 - 3 năm và sau khi rã đông thì chất lượng và vị của thực phẩm gần tương đương như thời kỳ mới thu hoạch.

Ông Norio cho biết năm 2013- 2014 đã ký hợp tác với Bộ Khoa học công nghệ để bảo quản trái vải xuất khẩu vào Nhật Bàn. Sau 1 năm trữ đông, ông Norio cho biết trái vải được lấy ra rã đông sử dụng có vị ngọt và vị vải tương tự như vải tươi.

Ông Norio cũng cho biết sẽ tiếp tục sử dụng công nghệ này trong xuất khẩu trái vải VN vào Nhật bản và một số quốc gia khác trong năm 2015. Để xuất khẩu vải đi Úc và Mỹ, hiện chủ yếu sử dụng hình thức chiếu xạ diệt tế bào nấm. Tuy nhiên số lượng vải xuất khẩu đi Mỹ, Úc chưa đáng là bao so với số vải đang về chợ mỗi ngày.


Có thể bạn quan tâm

Toàn tỉnh thả nuôi được 2.665ha thủy sản Toàn tỉnh thả nuôi được 2.665ha thủy sản

Theo Sở NN-PTNT, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh Phú Yên thả nuôi được 2.665ha thủy sản các loại, trong đó tôm sú 268ha, tôm thẻ 1.797ha, cá các loại 307ha, thủy sản khác 293ha.

15/11/2015
Kỹ thuật nuôi cá lóc trong vèo đặt trong ao Kỹ thuật nuôi cá lóc trong vèo đặt trong ao

Cá lóc là loài cá ăn tạp, có sức sống cao, khả năng chịu đựng tốt với môi trường. Hiện nay, cá lóc là đối tượng nuôi mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho người dân.

15/11/2015
Vắng lặng mùa cá Vắng lặng mùa cá

Cuối tháng chín âm lịch, mực nước trên kênh Vĩnh Tế và khu vực Tứ giác Long Xuyên đã xuống thấp, mùa nước bắt đầu rút sớm và không theo thông lệ hàng năm. Ở thời điểm này, hoạt động đánh bắt thủy sản khá yên ắng, nhiều địa bàn được mệnh danh “túi cá đồng” cũng vắng lặng.

15/11/2015
Diện tích nuôi tôm sú ước đạt 577.843 ha, tăng 4,5% Diện tích nuôi tôm sú ước đạt 577.843 ha, tăng 4,5%

Sản lượng nuôi trồng thủy sản tháng 10 năm 2015 ước đạt 298 ngàn tấn, tăng 4,7% so với cùng kì năm trước, đưa tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản 10 tháng đầu năm đạt 2884 ngàn tấn, tăng 2% so với cùng kỳ.

15/11/2015
Nông-lâm-ngư nghiệp đem về 14.000 tỷ đồng Nông-lâm-ngư nghiệp đem về 14.000 tỷ đồng

Theo ông Phạm Văn Bông - Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Bình Dương, trong giai đoạn 2013-2015, dù tỷ trọng ngành nông- lâm-ngư nghiệp giảm, chỉ chiếm 3% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, nhưng giá trị tuyệt đối ngày càng tăng. 

16/11/2015