Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mới đầu vụ thanh long đã rớt giá

Mới đầu vụ thanh long đã rớt giá
Ngày đăng: 10/06/2015

Cuối tháng 5 đầu tháng 6, thanh long ở các khu vực Long An, Tiền Giang và Bình Thuận đã vào chính vụ thu hoạch nhưng giá rớt sớm và rẻ hơn so với cùng kỳ năm ngoái.

Ông Vàng, người sở hữu hơn 5.000m2 trồng thanh long tại Long An cho biết, hơn nửa tháng nay trái đã vào vụ, song thương lái đến mua không nhiều, giá thu mua còn rẻ hơn năm ngoái.

“Nếu hồi tháng 2,3 một kg thanh long ruột trắng có giá 12.000-15.000, ruột đỏ 30.000-60.000 đồng thì nay chỉ bán đồng giá dưới 5.000 đồng (tùy loại). Với mức giá này, sau 2 đợt thu hoạch vừa qua tôi chỉ đủ tiền trả  công thu hoạch và bốc xếp chứ không bù đắp được tiền phân và công chăm sóc”, ông Vàng nói.

Ngoài ra, ông cũng cho hay, vụ mùa năm nay sản lượng thanh long nhà ông không cho trái đều. Đợt một, ông thu hoạch được một tấn thanh long ruột đỏ thì chỉ có 300kg là bán giá 5.000 đồng, số dạt (loại 2,3) còn lại bán chỉ 1.000 đồng. Thậm chí khoảng nửa tấn bị thương lái chê ông đành phải đổ bỏ chứ không còn cách nào khác. Hiện, tại tỉnh Long An hàng nghìn hộ nông dân trồng thanh long cũng đang điêu đứng vì mức giá này.

Mặt khác, theo ông Vàng, mùa mưa năm nay, bệnh đốm trắng trên thanh long bùng phát mạnh, trái không đẹp càng làm cho giá bán thấp.

Không chỉ nông dân ở miền Tây đang phải gồng mình vì thanh long rớt giá, tại Bình Thuận, địa phương có diện tích thanh long lớn nhất, sức tiêu thụ và giá mua cũng đang có chiều hướng đi xuống.

Bà Huyền, nông dân trồng nửa hecta than thở, hơn một tháng nay vườn thanh long nhà bà dù thương lái đến mua tận ruộng nhưng cũng chỉ trả 7.000 đồng một kg (loại 1), thấp hơn so với hồi tháng hai 8.000 đồng, còn hàng dạt giá chỉ 1.000 đồng mà không ai mua. “Thông thường mỗi vụ tôi bỏ ra trên 20 triệu đồng để mua phân bón, phát điện nhưng vụ này thu hoạch dự đoán chỉ được tầm vài triệu đồng. Như vậy, tiền công thì mất mà chi phí đầu tư khó lấy lại”, bà Huyền nói.

Lý giải nguyên nhân thanh long rớt giá, hầu hết các hộ nông dân ở đây cho hay, lượng tiêu thụ và giá thu mua từ phía các thương lái Trung Quốc đều giảm. Lý do là bởi các doanh nghiệp chuyên chở thanh long qua thị trường Trung Quốc gần đây đều lãi rất ít, nên khi thu mua đợt hai họ quyết định giảm giá.

Là người có nhiều năm thu gom thanh long tại huyện Chợ Gạo (Tiền Giang), bà Trương Trúc Diễm cho biết, hiện thương lái thu mua và bán cho các vựa cao nhất cũng chỉ 10.000 đồng một kg nên không thể thu mua của nông dân giá cao hơn. Còn đối với những trái dạt, mẫu mã xấu, bị bệnh đốm trắng, khó xuất khẩu nên dù người mua bán với mức 1.000 đồng một kg, công ty cũng không dám gom hàng vì sợ lỗ lớn và có thể ách tắc ở cửa khẩu.

Xác nhận thanh long đầu vụ năm nay rớt giá mạnh, tuy nhiên, ông Bùi Đăng Hưng, Chủ tịch Hiệp hội Thanh long Bình Thuận cho biết đây là tình trạng chung của thanh long chính vụ. Hiện tại, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam, nhưng do thời điểm này, các loại trái cây khác ở Trung Quốc cho thu hoạch nhiều nên sức mua thanh long giảm, dẫn đến sản phẩm ứ đọng, tiêu thụ chậm làm cho giá bán giảm mạnh ngay đầu vụ.


Có thể bạn quan tâm

Cấp ứng 104 tỷ đồng cho 26 xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới 2015 Cấp ứng 104 tỷ đồng cho 26 xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới 2015

Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn vừa ký quyết định cấp ứng trước kế hoạch vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới nguồn ngân sách tỉnh Hà Tĩnh năm 2016 số tiền 104 tỷ đồng cho 26 xã đăng ký đạt chuẩn NTM năm 2015.

06/10/2015
Cá chết, người dân lao đao Cá chết, người dân lao đao

Cá nuôi sắp đến kỳ thu hoạch bỗng dưng bị chết hàng loạt khiến nhiều hộ dân ở xã Phú An (Phú Vang - Thừa Thiên Huế) lâm vào cảnh lao đao.

06/10/2015
Chuyện con cá nước ngọt Chuyện con cá nước ngọt

Nông dân huyện Hòa Vang (Đà Nẵng) đang có xu hướng chuyển đất lúa kém năng suất sang nuôi các loại cá nước ngọt truyền thống bởi có thể tận dụng thức ăn là cám, bã tại địa phương để tăng thêm thu nhập.

06/10/2015
Anh Huỳnh Thanh Lãm thành công thuần hoá cá chình giống Anh Huỳnh Thanh Lãm thành công thuần hoá cá chình giống

Cùng với nhiều nông dân khác ở TP Cà Mau, anh Huỳnh Thanh Lãm ở khóm 7, phường 6 thành công với nghề nuôi và bán cá chình giống, được nhiều người biết đến. Anh còn thành công với mô hình thuần hoá cá chình giống bằng ao đất, tỷ lệ nuôi hao hụt dường như bằng không.

06/10/2015
Sản lượng tôm sú nuôi theo công nghệ chế phẩm sinh học tăng 20% so với mô hình nuôi thông thường Sản lượng tôm sú nuôi theo công nghệ chế phẩm sinh học tăng 20% so với mô hình nuôi thông thường

Ông Nguyễn Hoàng Hồng, Chủ tịch Hội Nông dân phường 12, TP. Vũng Tàu cho biết, hiện phường 12 có 28 hộ nuôi tôm sú theo mô hình ứng dụng công nghệ chế phẩm sinh học trên diện tích nuôi 59ha

06/10/2015