Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thông tin dịch hại nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng

Thông tin dịch hại nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
Ngày đăng: 02/10/2015

Sóc Trăng đã thu hoạch trên 44.000 ha lúa hè thu.

Lúa thu đông và mùa 1 vụ đã xuống giống được trên 11.000 ha bằng 42% kế hoạch, chủ yếu ở giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng. Diễn biến tình hình dịch hại tuần qua trên lúa cụ thể như sau:

Tình hình dịch hại trên Lúa từ ngày 24 đến ngày 30/9/2015

Lúa hè thu chính vụ: Bệnh cháy bìa lá xâm nhiễm trên 728 ha, tăng 182 ha so với tuần trước. Tỉ lệ bệnh phổ biến từ 10% đến 20% lá, có 32 ha bị nhiễm trên 40% lá, chủ yếu ở các huyện Trần Đề 668 ha, Mỹ Xuyên 35 ha.

Bệnh đạo ôn cổ bông lây nhiễm trên 385 ha, tăng 140 ha so với tuần trước. Tỉ lệ nhiễm bệnh phổ biến từ 3% đến 5% bông, nhiều nhất ở huyện Trần Đề 288 ha, Mỹ Xuyên 77 ha.

Bệnh lem lép hạt xuất hiện trên 1.050 ha, giảm 136 ha so tuần trước. Tỉ lệ nhiễm bệnh phổ biến từ 5% đến 10% hạt, có 93 ha bị nhiễm đến 20% hạt, tập trung ở huyện Trần Đề 845 ha, Mỹ Xuyên 146 ha.

Trên trà lúa thu đông và mùa 1 vụ đang bị các loại dịch hại lây nhiễm như: sâu cuốn lá 98 ha, sâu đục thân 85 ha, đạo ôn lá 90 ha, cháy bìa lá 13 ha.

Dự báo tình hình dịch hại trên Lúa từ ngày 1 đến ngày 7/10/2015

Với nền thời tiết mưa nắng đan xen như hiện nay rất thuận lợi cho các loại sâu bệnh phát triển. Chi cục Bảo Vệ thực vật Sóc Trăng lưu ý nông dân:

Đối với diện tích chuẩn bị xuống giống mùa 1 vụ và đông xuân sớm phải làm đất kỹ và tuân thủ lịch thời vụ của ngành nông nghiệp để hạn chế rủi ro trong sản xuất.

Còn với diện tích lúa đã gieo sạ đang ở giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng phải quan tâm quản lý các bệnh đạo ôn, đốm vằn, cháy bìa lá. Cùng với trà lúa hè thu chính vụ đang trổ chín, nhiều diện tích lúa thu đông cũng chuyển sang giai đoạn đòng no đến trổ bông.

Để ngăn ngừa các bệnh thường gặp ở các giai đoạn này là đạo ôn cổ bông và lem lép hạt, bà con cần phun ngừa ở 2 thời điểm lúa trổ thưa và trổ đều bằng thuốc đặc trị.


Có thể bạn quan tâm

Nhãn Lồng Ông Kháy Nhãn Lồng Ông Kháy

Chúng tôi đến thăm vườn nhãn lồng của gia đình ông Hứa Văn Kháy ở thôn Chùa, xã Kiên Thành, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đúng lúc ông đang thu hoạch.

09/08/2013
Mong Được Hỗ Trợ Chuyển Đổi Cơ Cấu Cây Trồng, Vật Nuối Mong Được Hỗ Trợ Chuyển Đổi Cơ Cấu Cây Trồng, Vật Nuối

Hôm qua ông Huỳnh Văn Sơn đã viết thư cảm ơn và cho biết, ông và đa số bà con nông dân cảm thấy hết sức an tâm và tin tưởng những gì mà Bộ trưởng nói.

09/08/2013
“Treo Miệng” Cá Tra “Treo Miệng” Cá Tra

Chuyện người nuôi cá tra “treo ao” đã cũ, giờ người nuôi bắt đầu phải “treo miệng” cá tra - ông Nguyễn Ngọc Hải - Chủ nhiệm Hợp tác xã nuôi cá tra Thới An (quận Ô Môn, TP. Cần Thơ) than thở về tình cảnh người nuôi cá tra hiện nay.

10/08/2013
Ứng Dụng Kỹ Thuật, Công Nghệ Mới Trong Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Ứng Dụng Kỹ Thuật, Công Nghệ Mới Trong Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng

Với khả năng chống chịu bệnh cao, kỹ thuật nuôi đơn giản, thời gian nuôi ngắn, lại cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao nên những năm qua, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn tỉnh Nam Định liên tục tăng, hiện đạt 486ha ở ba huyện ven biển Hải Hậu, Giao Thủy và Nghĩa Hưng. Nhiều hộ nuôi đạt năng suất 10 tấn/ha, có hộ đạt 14 - 15 tấn/ha, cho thu lãi từ 350 triệu đồng đến 1,2 tỷ đồng/ha.

10/08/2013
Cán Bộ Thú Y Cơ Sở Giữ Cơ Nghiệp Cho Nhà Nông Cán Bộ Thú Y Cơ Sở Giữ Cơ Nghiệp Cho Nhà Nông

Đối với nhiều nông dân ở Bắc Giang, hình ảnh những cán bộ thú y cơ sở ngày ngày đi khắp các thôn, xóm chăm sóc, điều trị bệnh cho gia súc, gia cầm đã trở nên quen thuộc. Công việc tuy vất vả nhưng với lòng yêu nghề, họ đã góp phần không nhỏ bảo đảm an toàn cho đàn vật nuôi.

10/08/2013