Mô Hình Nuôi Trăn Của Anh Lâm Minh Tú

Bên cạnh các mô hình trồng lúa, hoa màu, nuôi tôm…, nông dân TP Cà Mau còn chủ động tìm tòi và áp dụng nhiều mô hình sản xuất đa dạng. Các mô hình này tuy không mới nhưng với bàn tay cần cù, sáng tạo của người nông dân đã mang đến hiệu quả bất ngờ.
Điển hình như mô hình nuôi trăn của gia đình anh Lâm Minh Tú, ấp Ba Dinh, xã Định Bình.
Gia đình anh Lâm Minh Tú mới ra riêng được vài năm. Với gần 1 ha nuôi tôm tự nhiên, anh thu nhập khoảng 40 triệu đồng/năm, cuộc sống rất chật vật. Quyết tâm thoát khỏi cái khó, cái nghèo, đầu năm 2011, anh đầu tư nuôi 8 con trăn.
Học hỏi từ bạn bè ở Bạc Liêu, anh áp dụng cách cho trăn ăn cá phi thay vì cho ăn chuột, vịt, gà như cách nuôi truyền thống. Cá phi sẵn có rất nhiều trong vuông tôm nên tiết kiệm được tiền mua thức ăn.
Theo anh Tú, cứ 4 kg cá phi thì thu được 1 kg thịt trăn. Nuôi khoảng 10 tháng, trăn đạt trọng lượng 6 kg thì có thể xuất bán. Giá thành ổn định ở mức từ 350-400 ngàn đồng/kg. Bình quân mỗi con trăn anh thu lời 1,5 triệu đồng, gấp đôi so với cách nuôi thường.
Anh Lâm Minh Tú chia sẻ: “Cá phi được làm sạch, sau đó mồi cho trăn ăn một con chuột, rồi cứ thế cho ăn tiếp cá phi. Trăn có trọng lượng 3 kg thì cho ăn trung bình nửa ký cá phi và 3 ngày cho ăn 1 lần. Trăn cần có ánh sáng thì mới mau lớn nên chuồng nuôi phải ở vị trí thông thoáng, có ánh sáng mặt trời”.
Số tiền lợi nhuận từ nuôi trăn, anh đầu tư cải tạo vuông tôm, bờ bao để thả nuôi 2 vụ cua/năm. Trừ chi phí đầu tư, bình quân mỗi vụ cua anh thu lời trên 15 triệu đồng. Lấy ngắn nuôi dài, anh tiếp tục duy trì và phát triển việc nuôi trăn.
Từ 8 con trăn ban đầu, chuồng trăn của anh đã tăng lên 40 con, trong đó có 20 con đang chuẩn bị thu hoạch, ước tính thu về lợi nhuận trên 30 triệu đồng. Anh Tú dự định, sau khi bán đợt trăn này sẽ mở rộng quy mô, nuôi thêm 20 con trăn đẻ.
Nhờ cần cù, chịu khó và sáng tạo trong cách nghĩ, cách làm, cuộc sống gia đình anh đang từng bước vươn lên khá giả.
Chủ tịch Hội Nông dân xã Định Bình Lê Ngọc Ân cho biết: “Hiện toàn xã có 80 hộ áp dụng mô hình nuôi trăn. Mô hình này đã giúp không ít hộ khó khăn nơi đây thoát nghèo. Sáng kiến trong mô hình này là cho ăn cá phi. Cá phi có giá từ 10-12 ngàn đồng/kg, rẻ hơn nhiều so với chuột và vịt, gà.
Năm nay, Hội Nông dân xã sẽ thành lập tổ hợp tác nuôi trăn để nhân rộng hiệu quả mô hình này, nâng cao thu nhập cho nông dân”.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian qua, cá chim vây vàng giống (cỡ 3-3,5 cm) có giá nhập khẩu rất cao (từ 4.000-5.000 đồng/con). Việc vận chuyển cá giống với quãng đường xa, thời gian vận chuyển kéo dài đã khiến cá suy yếu, tỷ lệ sống thấp.

Chiều 18-4, các nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu ở Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ… thu mua cá tra loại 1 với giá 25.000 - 25.500 đồng/kg, mức giá đảm bảo cho người nuôi lời khoảng 2.000 đồng/kg sau khi trừ chi phí. Dù giá cá tăng cao nhưng người nuôi ở ĐBSCL trúng giá đợt này không còn cá để bán.

Nhằm nâng cao năng lực sản xuất giống hàng năm của trại lên 1.025 triệu cá bột các loại, 16 triệu cá hương, 20 triệu cá giống các loại và 1,320 triệu con giống tôm càng xanh nhằm đáp ứng 50% cá bột và 10% con giống thủy sản nhu cầu giống trong tỉnh và các vùng lân cận đạt tiêu chuẩn trại thủy sản cấp I

Ngày 18-4, tại Nam Định, Công ty CP Công nghiệp tàu thủy Sông Đào (thuộc Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy-SBIC) đã bàn giao chiếc tàu đánh cá vỏ thép lưới rê số 2-thiết kế V011 cho ngư dân Trần Văn Châu (huyện Hải Hậu-Nam Định).

“Tìm giải pháp nâng cao hiệu quả nghề nuôi trồng thủy sản lồng bè của xã Long Sơn” - đó là tên cuộc hội thảo diễn ra sáng 18-4, do Sở NN-PTNT phối hợp với UBND TP. Vũng Tàu tổ chức. Hội thảo đã thu hút 60 hộ dân nuôi cá lồng bè ở xã Long Sơn cùng đại diện một số sở, ngành và UBND TP. Vũng Tàu.