Thoát Nghèo Từ Nuôi Lươn

Mô hình nuôi lươn trong bể bạt giúp hàng chục hộ dân ở khóm Long Hưng 2, phường Mỹ Thới (TP.Long Xuyên - An Giang) thoát nghèo, ổn định kinh tế gia đình. Mô hình này hình thành trên 10 năm nay và phát triển mạnh gần đây.
Người dân tận dụng diện tích đất quanh nhà dựng các bể bạt (diện tích từ 40 - 100 m2/bể), sau đó thả nuôi lươn. Thức ăn cho lươn chủ yếu tận dụng từ ốc, hến, cá biển xay trộn với thức ăn tổng hợp. Sau 6 tháng, lươn đạt trọng lượng từ 200 gram/con trở lên. Ông Bùi Hữu Đức có 12 năm nuôi lươn cho biết, đây là mô hình dễ làm, cho thu nhập khá. Với 3 bể bạt (40 m2) gia đình ông mỗi năm thu nhập khoảng 200 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi khoảng 80 triệu đồng.
Anh Phan Ngọc Thảo, Phó Chủ tịch Hội Nông dân phường Mỹ Thới cho biết: Khóm Long Hưng 2 có 79 hộ nuôi lươn trong bể bạt. Năm 2012, từ nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân của tỉnh đã giải ngân 400 triệu đồng cho 20 hộ vay nuôi lươn, đến nay đã thu hồi vốn và tiếp tục giải ngân đợt mới.
Có thể bạn quan tâm

Chiều ngày 30/5, đồng chí Lê Vĩnh Tân - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cùng đoàn công tác đã đến làm việc tại tỉnh Đồng Tháp về tình hình triển khai, giải pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp (NN); tái cơ cấu ngành hàng cá tra trên địa bàn tỉnh.

Thời gian này đang là vụ nuôi tôm chính trong năm, song ở nhiều vùng nuôi tôm trọng điểm, lại đang bùng phát dịch bệnh gây thiệt hại nặng cho hàng nghìn ha nuôi tôm của bà con nông dân. Phóng viên Báo Nhân Dân đã có cuộc trao đổi ý kiến với Phó Cục trưởng Thú y Dương Tiến Thể về tình hình dịch bệnh và các giải pháp ngăn chặn dịch lan rộng.

Nghị định 36/2014/NĐ-CP về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra mới được ban hành, có hiệu lực từ ngày 20/6/2014, đang thu hút sự quan tâm của giới thương nhân, người nuôi... Theo đó, hoạt động nuôi, chế biến, xuất khẩu cá tra thương phẩm là một ngành kinh doanh có điều kiện. Con cá tra Việt Nam được gắn “vòng kim cô” tiêu chuẩn, chất lượng, nguồn gốc...

Nắng nóng, thiếu nước uống và thức ăn đã làm cho gia súc tại một số địa phương bị chết hàng loạt. Việc phòng và chữa bệnh cho đàn gia súc trong điều kiện khô hạn tiếp tục diễn ra gay gắt như hiện nay là điều hết sức cần thiết.

Tháng 7/2012, Tổ hợp tác sản xuất nuôi bồ câu ở Thiện Nghiệp đi vào hoạt động với tên gọi Tổ hợp tác sản xuất đoàn kết tại thôn Thiện Sơn (Thiện Nghiệp, Bình Thuận), có 10 tổ viên tham gia. Tổ hợp tác cung cấp bồ câu thịt, giống và thu mua, tư vấn kỹ thuật nuôi bồ câu cho các địa phương lân cận.