Nhiều Giải Pháp Thực Hiện Tái Cơ Cấu Ngành Hàng Cá Tra Của Tỉnh Đồng Tháp

Chiều ngày 30/5, đồng chí Lê Vĩnh Tân - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cùng đoàn công tác đã đến làm việc tại tỉnh Đồng Tháp về tình hình triển khai, giải pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp (NN); tái cơ cấu ngành hàng cá tra trên địa bàn tỉnh.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Đoàn Quốc Cường; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Dương cùng lãnh đạo các sở, ngành liên quan đã tiếp đoàn.
Hiện, UBND tỉnh đã phối hợp xây dựng Đề án Tái cơ cấu ngành NN đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án; tổ chức 5 hội thảo tham vấn 5 ngành hàng chủ lực của tỉnh và 2 buổi triển khai nội dung Đề án. Nhiều giải pháp thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành NN đã được đưa ra như đổi mới công tác phát triển thị trường và hoạt động xúc tiến thương mại; phát triển kinh tế trang trại, kinh tế hợp tác, mô hình liên kết sản xuất…
Sản xuất ngành hàng cá tra đang là thế mạnh của tỉnh, là một trong năm ngành hàng chủ lực được chọn triển khai thực hiện theo Đề án Tái cơ cấu ngành NN. Đến tháng 5/2014, diện tích nuôi cá tra là 1.320ha; sản lượng đã thu hoạch gần 133.000 tấn.
Trong 4 tháng đầu năm 2014, kim ngạch xuất khẩu cá tra gần 163,6 triệu USD. Để thực hiện tái cơ cấu ngành hàng cá tra, tỉnh đã có nhiều giải pháp: Rà soát, quản lý quy hoạch vùng sản xuất giống, vùng nuôi cá tra thương phẩm; vận động thành lập mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; triển khai thực hiện VietGAP trong sản xuất…
Phát biểu kết luận buổi làm việc, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Lê Vĩnh Tân lưu ý tỉnh thực hiện liên kết trong lĩnh vực NN vùng Tây Nam Bộ; tập trung khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, trong đó có ngành hàng cá tra; phải làm sao khắc phục được tình trạng “cung vượt cầu”, có sự liên kết giữa các tỉnh và nâng cao chất lượng sản phẩm cá tra.
Trước đó, đồng chí Lê Vĩnh Tân cùng đoàn công tác đã đến thăm và làm việc tại Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hùng Cá. Tại đây, lãnh đạo các công ty đã báo cáo tình hình hoạt động của đơn vị; có nhiều ý kiến, đề xuất xoay quanh Nghị định số 36/2014/NĐ-CP của Chính phủ về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra (sẽ có hiệu lực từ ngày 20/6).
Có thể bạn quan tâm

Trong 3 năm gần đây, nhiều hộ nuôi cá tra và doanh nghiệp (DN) nuôi, chế biến, xuất khẩu cá tra phá sản hoặc đứng trên bờ vực phá sản do thị trường xuất khẩu sụt giảm. Thị trường Mỹ áp thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm cá tra phi lê cũng làm ngành cá tra điêu đứng.

Tính từ đầu năm đến nay, diện tích tôm thương phẩm toàn tỉnh Ninh Thuận thả nuôi trên 955 ha, trong đó có 900 ha tôm thẻ chân trắng và 55 ha tôm sú. Tuy diện tích thả nuôi chỉ đạt 74% so với cùng kỳ năm trước, nhưng theo Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản (NTTS), tình hình bệnh trên tôm nuôi có xu hướng giảm và giá bán tôm thương phẩm tăng, đây được coi là tín hiệu vui về sự khởi sắc của nghề nuôi tôm thương phẩm trong tỉnh năm nay, đặc biệt đối với tôm thẻ chân trắng.

Năm 2000, một số vùng sản xuất lúa kém hiệu quả được phép chuyển đổi sang nuôi tôm, nhiều nông dân tưởng chừng đã bước được một chân vào cánh cửa đổi đời.

Mặc dù cơn bão số 10 không trực tiếp đổ bộ vào thành phố Hà Tĩnh, tuy nhiên, do mưa to kèm theo gió lớn nên các khu vực nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi ven đô bị thiệt hại khá nặng.

Trong năm 2013, thành phố Đông Hà (Quảng Trị) tiếp tục chỉ đạo các địa phương khôi phục, tận dụng và khai thác tối đa diện tích mặt nước hiện có để phát triển nuôi trồng thủy sản.