Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ninh Thuận Chủ Động Chăm Sóc, Phòng Bệnh Gia Súc Trong Mùa Khô Hạn

Ninh Thuận Chủ Động Chăm Sóc, Phòng Bệnh Gia Súc Trong Mùa Khô Hạn
Ngày đăng: 03/06/2014

Nắng nóng, thiếu nước uống và thức ăn đã làm cho gia súc tại một số địa phương bị chết hàng loạt. Việc phòng và chữa bệnh cho đàn gia súc trong điều kiện khô hạn tiếp tục diễn ra gay gắt như hiện nay là điều hết sức cần thiết.

Tại xã Phước Trung huyện Bác Ái (Ninh Thuận), theo thống kê sơ bộ của UBND xã từ đầu mùa khô đến nay đã có 812 con cừu và 3 con bò bị chết do suy nhược. Riêng trang trại cừu khoảng 2.000 con của hộ ông Trần Cao Hoài tại thôn Đồng Dày đã có 200 con cừu bị chết.

Theo người nhà cho biết, do không đủ nước và nguồn dinh dưỡng nên đàn cừu cứ hao hụt dần. Một số chết tại chuồng, nhưng phần lớn chết trong quá trình chăn thả. Chủ yếu là cừu non mới sinh, do cừu mẹ không đủ sữa cho cừu con bú. Nhất là những ngày gần đây, trời chuyển mưa lắc rắc hơi đất xông lên, khiến đàn cừu vốn đã suy kiệt lại thêm bệnh và chết nhiều hơn.

Không riêng hộ ông Hoài, hộ ông Trần Duy Dưỡng ở Phước Trung cũng gặp nhiều khó khăn khi đàn cừu đông nhưng đồng cỏ ngày càng trơ trụi do nắng nóng kéo dài. Nhằm hạn chế thiệt hại, ông đành phải mua nước, cỏ, phụ phẩm nông nghiệp để bổ sung nguồn thức ăn cho gia súc. Đối với đàn cừu non khát sữa, ông đã phải mua sữa hộp về bón cho uống để duy trì đàn, hy vọng sớm qua mùa khô hạn.

Thực hiện chỉ đạo của ngành nông nghiệp ưu tiên nước tại các hồ chứa để phục vụ nước uống cho người và gia súc. Tuy nhiên tại Phước Trung các hồ chứa hiện đã cạn trơ đáy. Ông Trần Quý Dương, Chủ tịch UBND xã Phước Trung cho biết: Trong điều kiện hiện nay, địa phương khuyến cáo người nuôi cần phải bổ sung thức ăn, nước uống cho gia súc. Số gia súc bị bệnh, suy dinh dưỡng, cần phải tách ra nhốt riêng để có chế độ chăm sóc bồi dưỡng phù hợp, không nên chăn thả ra đồng để hạn chế hao hụt.

Cũng là vùng chịu ảnh hưởng nặng nề của khô hạn, người chăn nuôi ở Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc gặp không ít khó khăn khi đồng cỏ đã bị khô không còn thức ăn cho đàn gia súc. Không có nước để tưới, người dân không thể trồng cỏ để bổ sung nguồn thức ăn khi cần thiết.

Nhằm khắc phục khó khăn này, một số hộ dân đã mua cám tổng hợp về cho đàn gia súc ăn bổ sung. Anh Mang Hữu Hùng, xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc cho biết: Trước đây, vào mùa khô hạn, thiếu ăn, đàn cừu thường bị suy dinh dưỡng rồi kiệt sức mà chết. Từ khi mình mua cám tổng hợp về cho cừu ăn, đàn cừu phát triển ổn định, tăng sức khỏe để kháng bệnh, không còn bị hao hụt như trước nữa. Ở đây, nhiều người vẫn làm theo cách này mang lại hiệu quả thực sự.

Toàn tỉnh hiện có hơn 254 ngàn con gia súc các loại, trong đó nhiều nhất là đàn cừu với 92 ngàn con, bò hơn 89 ngàn con còn lại là các gia súc khác. Nhằm chủ động đối phó với tình hình khô hạn, phát triển chăn nuôi, ngay từ đầu mùa khô, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã chỉ đạo các địa phương tuyên truyền vận động người dân cần trồng cỏ, bổ sung nguồn thức ăn, di chuyển đàn gia súc đến vùng có nước; hướng dẫn cho nông dân thu gom, chế biến và dự trữ phụ phẩm nông nghiệp sau thu hoạch để làm thức ăn cho gia súc.

Theo ông Châu Thăng Long, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, người dân có đàn gia súc nên chủ động di dời đàn đến những nơi có nguồn nước như về dọc kênh Nam, kênh Bắc, kênh Đông, kênh Tây, dọc Sông Cái, sông suối trên địa bàn, vùng hồ Sông Trâu, hồ Sông Sắt.

Ngoài ra, cần chủ động tiêm phòng các loại bệnh như lở mồm long móng, tụ huyết trùng trên đàn trâu bò, dê cừu; bổ sung kịp thời các nguồn thức ăn cho gia súc hạn chế tình trạng gia súc thiếu nước uống, suy dinh dưỡng phát sinh dịch bệnh.


Có thể bạn quan tâm

Nhà Vườn Huyện Cao Lãnh Chăm Sóc Xoài Phục Vụ Tết Nhà Vườn Huyện Cao Lãnh Chăm Sóc Xoài Phục Vụ Tết

Nếu thời tiết thuận lợi, gia đình anh sẽ thu hoạch được khoảng 4,5 - 5tấn xoài, nếu giá bán bình quân trong dịp tết từ 25 - 30 ngàn đồng/kg đối với xoài Cát Chu; từ 75 - 80 ngàn đồng/kg xoài cát Hòa Lộc thì gia đình anh thu nhập khoảng trên 40 triệu đồng.

24/12/2013
Ươm Cây Con Cho Vụ Mùa Mới Ươm Cây Con Cho Vụ Mùa Mới

Mỗi năm, khi nước lũ rút dần, những bãi bồi ven sông, kênh lại được phủ thêm lớp phù sa màu mỡ. Đó cũng là lúc nghề ươm cây con khởi động. Cây con được cung ứng cho các nhà vườn với đủ chủng loại, không chỉ quan trọng về số lượng mà còn quyết định chất lượng của “những mùa vàng” vào dịp cuối năm.

29/11/2013
Vụ Trái Cây Tết Kém Vui Vụ Trái Cây Tết Kém Vui

Nhiều nhà vườn làm trái cây bán tết dịp này buồn nhiều hơn vui. Vì năm nay thời tiết bất thường, đa số các vườn chọn cách xử lý cây cho trái bán dịp Tết Nguyên đán đều không thành công.

24/12/2013
Nông Dân Lao Đao Vì Giá Mía Đầu Vụ Quá Thấp Nông Dân Lao Đao Vì Giá Mía Đầu Vụ Quá Thấp

15 công mía của gia đình bà Bùi Thị Trắng, ở ấp 7, xã Vĩnh Viễn A, huyện Long Mỹ đã đến ngày thu hoạch nhưng khi thương lái vào mua chỉ trả 650 đồng/kg với lý do mía của gia đình bà chữ đường không cao nên chỉ mua đến giá đó mà thôi.

29/11/2013
Nhân Rộng Mô Hình Trồng Nấm Linh Chi Hướng Đi Hiệu Quả Nhân Rộng Mô Hình Trồng Nấm Linh Chi Hướng Đi Hiệu Quả

Là loại dược liệu quý, có giá trị kinh tế cao, nấm linh chi đang mở ra hướng làm giàu cho các hộ nông dân. Tuy nhiên hiện nay, các mô hình trồng nấm linh chi trên địa bàn Hà Nội còn khá nhỏ lẻ, phân tán do đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao.

29/11/2013