Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thoát Nghèo Nhờ Chuối Ngự

Thoát Nghèo Nhờ Chuối Ngự
Ngày đăng: 03/06/2014

Xã Hành Tín Đông (Nghĩa Hành) được xem là “thủ phủ” của cây chuối ngự. Vài năm gần đây, cây chuối ngự được coi là cây “xóa đói giảm nghèo” của người dân ở địa phương.

Trong ký ức của người dân, Hành Tín Đông là một trong những vùng đất nghèo khó bởi những tàn phá khốc liệt của chiến tranh cùng điều kiện tự nhiên khắc nghiệt. Giờ đây, vùng đất này đã thật sự thay da đổi thịt. Trong những thành quả đó, cây chuối ngự có sự góp sức quan trọng trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng thu nhập cho người dân.

Cách đây dăm bảy năm, tình cờ, ông Nguyễn Thanh Sương, một lão nông ở thôn Nguyên Hòa đưa giống chuối ngự này về trồng thử. Chính sự tình cờ này lại là cơ duyên cho giống chuối ngự bén duyên ở vùng đất này.

Chuối ngự 

Trò chuyện với chúng tôi, ông Nguyễn Châu, một nông dân trồng nhiều chuối ngự ở thôn Nguyên Hòa phấn khởi cho hay: “Chuối ngự thường trổ buồng 6-7 nải, với giá bán tại vườn là 20.000 đồng/nải thì mỗi buồng cũng được 120.000-140.000 đồng. Gia đình tôi trồng hơn 1 sào, một tháng chặt bán 2 lần vào ngày rằm và mùng 1, thu về từ 2 đến 3 triệu đồng, một năm kiếm trên 20 triệu đồng”.

Theo lão nông Nguyễn Tấn Phượng, chuối ngự có ba cái nhất: Giá bán cao nhất, thời gian sinh trưởng ngắn nhất và đẻ con cũng nhanh nhất. Nếu như chuối lùn, từ lúc trổ buồng đến thu hoạch từ 90-100 ngày thì chuối ngự chỉ mất 45 -50 ngày nên thời gian gối đầu rất nhanh. Bởi vậy, mà ông Phượng ví von: “Trồng vài sào chuối ngự là xóa đói, giảm nghèo nhanh thôi”.

Loại cây trồng này rất ưa đất phù sa ven sông, giàu chất dinh dưỡng, có đủ độ ẩm, đất thịt có pha sét, dễ thoát nước. Những điều kiện cần và đủ để chuối ngự phát triển thì vùng đất này có thừa.

Chuối ngự là loài quả có giá cao nhất trong các loại chuối. Song, giống chuối này có một nhược điểm là thân cao và giòn nên gặp gió lớn dễ bị gãy. Ðể ngăn ngừa gãy đổ, khi cây trổ buồng, bà con thường rong bớt lá và dùng tre buộc hình chữ x để chống những cây chuối cao, mang buồng chuối lớn.

Thông thường, người trồng chuối cũng cắt bỏ hoa đực chỉ để lại 7 nải/buồng tối đa. Khi chuối trổ buồng, người trồng chuối cẩn thận lấy những tấm áo cũ trùm lên buồng để tránh cho khỏi sương sa nắng gắt.

Khi chuối trổ buồng được 45 ngày, da quả chuối có hiện tượng lấm tấm, ngay lập tức, người trồng chuối hạ xuống bán cho thương lái để ủ, nếu để quá trên cây sẽ bị nứt vỏ. Chuối ngự quả nhỏ, vỏ mỏng, nuột nà, chuối chín ruột vàng ươm, ăn vào ngọt dịu, thơm nức mũi.

Với đặc tính nổi trội của mình, dù chưa đến kỳ thu hoạch, nhưng rất nhiều thương lái đã đến các vườn chuối để đặt tiền cọc, bao tiêu sản phẩm. Đây là loại được người tiêu dùng rất ưa chuộng và bán chạy nhất.

Thấy hiệu quả, người người, nhà nhà trồng chuối. Chuối được trồng khắp ruộng vườn, đồi. Vườn chuối nọ nối tiếp vườn chuối kia. Không chỉ thu lời từ chuối ăn mà chuối con cũng mang về thu nhập đáng kể cho bà con nông dân. Một cây con giống được bán với giá 5.000 đồng. Nhờ nó mà kinh tế của người dân khá dần, nhiều gia đình đã thoát nghèo, vươn lên khấm khá như hộ anh Ngô Ðương, Lê Xuân Hòa…

Bởi thế về Hành Tín Đông hôm nay, bên những ruộng bắp, ruộng khoai, màu xanh mượt còn có những vườn chuối ngự sai quả. Những con đường bê tông, ngôi nhà khang trang ẩn hiện trong các vườn chuối ngự trĩu nặng. Năng suất, sản lượng ngày càng cao nên bà con mạnh dạn mở rộng diện tích. Có thể nói, Hành Tín Đông là nơi trồng chuối ngự nhiều nhất tỉnh.


Có thể bạn quan tâm

Bò Sữa Mở Hướng Làm Giàu Bò Sữa Mở Hướng Làm Giàu

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao thu nhập, con bò sữa đang được người dân xã Bình Thạnh (huyện Đức Trọng, Lâm Đồng) lựa chọn. Có thể nói, con bò sữa đang mở hướng làm giàu cho người dân nơi đây, nhưng, để đàn bò phát triển bền vững thì còn nhiều khó khăn, thử thách.

02/04/2014
Rệp Sáp Bột Hồng Tiếp Tục Tấn Công Cây Mì Ở Tây Ninh Rệp Sáp Bột Hồng Tiếp Tục Tấn Công Cây Mì Ở Tây Ninh

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật Tây Ninh, tính đến ngày 25.3, tổng diện tích mì nhiễm rệp sáp bột hồng trên địa bàn tỉnh gần 613 ha; trong khi đó, vào tháng 1 và 2, diện tích mì bị nhiễm rệp sáp bột hồng là 301,4 ha. Như vậy, chỉ trong một tháng đã có trên 300 ha mì bị rệp sáp bột hồng tấn công.

02/04/2014
Nỗi Lo Lạm Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Nỗi Lo Lạm Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật

Những năm gần đây, ở ĐBSCL sản lượng các loại cây trồng hằng năm không ngừng gia tăng, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của việc dùng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV). Tuy nhiên, nhiều hệ lụy từ việc lạm dụng thuốc trừ sâu, phun xịt thuốc vô tội vạ, thậm chí cây trồng bệnh nhẹ cũng sử dụng thuốc độc hại: ruộng đồng bị đầu độc, sản phẩm kém an toàn...

02/04/2014
Nam Định Chủ Động Diệt Chuột Bảo Vệ Lúa Xuân Nam Định Chủ Động Diệt Chuột Bảo Vệ Lúa Xuân

Những năm gần đây, mức độ thiệt hại mùa màng do chuột trên địa bàn tỉnh Nam Định ngày càng gia tăng do đàn chuột phát triển rất nhanh về số lượng. Ngoài việc gây hại đối với sản xuất nông nghiệp, kho tàng, chuột còn là đối tượng trung gian lây truyền dịch bệnh nguy hiểm cho cộng đồng.

02/04/2014
Sóc Trăng Thành Lập Hợp Tác Xã Hành Tím Vĩnh Châu Sóc Trăng Thành Lập Hợp Tác Xã Hành Tím Vĩnh Châu

Ngày 31/3, tại khóm Soài Côn, phường 2, thị xã Vĩnh Châu đã tổ chức lễ thành lập Hợp tác xã hành tím Vĩnh Châu. Đây là Hợp tác xã hành tím được thành lập đầu tiên trên địa bàn thị xã Vĩnh Châu. Dự lễ có đại diện Ban Quản lý Dự án phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Sóc Trăng, đại diện các Sở ngành, Ủy ban thị xã Vĩnh Châu và những nông dân tham gia hợp tác xã.

02/04/2014