Tổng cục Thủy sản triển khai hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm cá Tra

Để có thêm thông tin trước khi triển khai, Tổng cục Thủy sản đã phối hợp với dự án MESMARD-2 đi khảo sát tại một số tỉnh và hiệp hội cá Tra về tình hình triển khai Nghị định 36/2014. Theo kết quả đánh giá sơ bộ, trên tổng số 10 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, hiện mới có 2 tỉnh đã phê duyệt quy hoạch cá Tra, các tỉnh còn lại đang chờ phê duyệt trong khoảng thời gian từ nay tới cuối năm. Mặc dù vậy, hầu hết các tỉnh đã thực hiện việc cấp hoặc cấp tạm thời (với những tỉnh chưa phê duyệt quy hoạch) mã số nhận diện cơ sở nuôi.
Về số liệu đăng ký hợp đồng xuất khẩu, tính từ đầu năm 2015 tới nay, Hiệp hội cá Tra đã xác nhận được 13.254 bộ hồ sơ của 186 doanh nghiệp. Hiệp hội cũng đang trong quá trình nâng cấp phần mềm nội bộ lên phần mềm đăng ký trực tuyến.
Ngày 17/8/2015, Tổng cục Thủy sản đã phối hợp với dự án MESMARD-2 tổ chức tập huấn triển khai sử dụng CSDL sản xuất và tiêu thụ cá Tra. Mục đích của lớp tập huấn là giới thiệu cách sử dụng phần mềm và lấy ý kiến góp ý của các đơn vị về các thông tin đầu vào. Đến dự tập huấn có khoảng 30 đại biểu là lãnh đạo các chi cục Thủy sản và các cán bộ chuyên môn; đại diện hiệp hội cá Tra.
Tại hội nghị, chuyên gia tư vấn của dự án đã giới thiệu về thông tin phục vụ truy xuất nguồn gốc và cách thức sử dụng phần mềm. Dữ liệu có mức độ chi tiết tới từng ao nuôi bao gồm:
- Thông tin sản xuất như cơ sở nuôi, ao nuôi, sản lượng đăng ký của từng ao, chứng chỉ được cấp, định vị vệ tinh
- Thông tin tiêu thụ như doanh nghiệp xuất khẩu, khối lượng, chủng loại, thị trường
Trong quá trình tập huấn, các chi cục Thủy sản cũng đã chia sẻ những thông tin về tình hình triển khai cấp mã số nhận diện và đăng ký nuôi theo nghị định 36/2014. Các đơn vị đánh giá cao sự cần thiết của CSDL và cũng đưa ra một số góp ý để hoàn thiện nội dung. Chuyên gia tư vấn của dự án MESMARD-2 đã tiếp thu và cam kết sẽ hoàn thiện vào cuối tháng 8. Sau đó, Tổng cục Thủy sản sẽ chính thức yêu cầu các đơn vị cập nhật dữ liệu vào CSDL.
Có thể bạn quan tâm

Sau 10 năm, nuôi cá vụ 3 đã trở thành phong trào phát triển mạnh ở các địa phương như Đô Lương, Nam Đàn, Thanh Chương, Hưng Nguyên, Diễn Châu và Yên Thành (Nghệ An) vì góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích. Tuy nhiên, do nguồn cung giống thiếu nên nhiều năm cá giống bị “cháy hàng”.

Cục Thú y – Bộ Nông nghiệp và PTNT cho biết, theo số liệu báo cáo của các địa phương, từ năm 2012 đến nay, dịch bệnh đốm trắng trên tôm nuôi đã và đang có chiều hướng gia tăng. Trung bình hàng năm dịch bệnh đốm trắng chiếm khoảng 50% tổng diện tích nuôi tôm bị thiệt hại; dịch bệnh hoại tử gan tụy cấp tuy có giảm về diện tích, nhưng tăng về phạm vi (số xã, huyện, tỉnh) có dịch bệnh

Giá cá kèo giảm so với cùng kỳ năm 2013 từ 15.000 - 20.000 đồng/ký. Trong khi đó, giá thức ăn cho cá hiện ở mức khá cao (từ 14.800 - 16.000 đồng/kg). Do giá thức ăn cao, nên người nuôi cá không có lãi, một số hộ còn bị lỗ.

Xã Quỳnh Bảng có 186,2 ha nuôi tôm, trong đó vùng nuôi tôm công nghiệp 100 ha; vùng HTX Lộc Thuỷ 86,2 ha, lớn nhất huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An). Nuôi tôm vụ 2 đạt 70% diện tích. Ông Hoàng Xuân Tin, xóm Mai Giang, Quỳnh Bảng không giấu nổi niềm vui khi thành công của vụ 2 đã ăn chắc.

Đó là kết quả được đánh giá tại Hội thảo mô hình nuôi ghép cá rô phi lai xa dòng Isarel với các loài cá truyền thống khác (cá rô phi là chính) theo hướng an toàn diễn ra ngày 23 tháng 10 năm 2014, tại xã Hưng Đạo, Tứ Kỳ, Hải Dương.