Thêm 2 Tỉnh Xuất Hiện Cúm Gia Cầm Độc Lực Cao

Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) vừa công bố thêm ổ dịch cúm gia cầm A/H5N6 mới phát sinh tại một số hộ chăn nuôi thuộc 2 tỉnh: Quảng Trị và Quảng Ngãi.
Cụ thể là ổ dịch tại 2 hộ chăn nuôi vịt với gần 3.000 con từ 12 - 14 ngày tuổi ở thôn Xuân Mỵ, xã Trung Hải, huyện Gio Linh và thôn Đồng Nhơn Nam, xã Tịnh Đông, huyện Sơn Tịnh thuộc tỉnh Quảng Trị và Quảng Ngãi.
Chi cục Thú y tỉnh Quảng Trị và Quảng Ngãi đã tiến hành tiêu hủy đàn vịt mắc bệnh và áp dụng các biện pháp chống dịch. Đồng thời, phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức tiêu hủy toàn bộ 2 đàn vịt mắc bệnh trên và áp dụng các biện pháp chống dịch.
Trước đó, ổ dịch H5N6 lần đầu tiên xảy ra tại tỉnh Lào Cai, đến nay đã gần qua 19 ngày nhưng không có ổ dịch mới phát sinh.
Được biết, vi rút cúm gia cầm A/H5N6 là một chủng vi rút cúm độc lực cao. Trước đó, chủng vi rút này đã từng được phát hiện ở vịt trời và chim hoang dã tại Thụy Điển, Đức, Mỹ, Đài Loan. Đây cũng là chủng vi rút có độc lực cao đã từng gây tử vong trên người tại Trung Quốc.
Theo Tổ chức Thú y thế giới, H5N6 là chủng vi rút có độc lực cao nhưng chưa có bằng chứng lây truyền từ người sang người, nên việc theo dõi, giám sát diễn biến của chủng vi rút mới cần được thực hiện chặt chẽ để có ứng phó kịp thời khi dịch bùng phát trên gia cầm.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 19-3-2014, tại xã Vang Quới Tây (Bình Đại - Bến Tre) Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Bến Tre đã tổ chức hội thảo chương trình hợp tác bao tiêu trái dừa. Tham dự hội thảo có nông dân một số xã trồng nhiều dừa trong huyện.

Dù mới "bén rễ" ở vùng đất Nhị Hà (Thuận Nam - Ninh Thuận) được một thời gian ngắn, song cây thanh long đã thích hợp và đang phát triển trên vùng mới, bước đầu cho hiệu quả kinh tế cao.

UBND tỉnh Bình Thuận đã có thông báo, cấm tất cả hoạt động khai thác các loại nhuyễn thể hai mảnh vỏ và các loại ốc từ 1/4 đến 31/7 trên toàn vùng biển Bình Thuận.

Thời điểm này, nông dân huyện Ninh Hải (Ninh Thuận) đang tất bật bước vào vụ thu hoạch rong sụn. Niềm vui hiện rõ trên từng khuôn mặt khi sản phẩm được mùa, trúng giá.

Hiện, sâu non bọ hung đang ở tuổi 3, mật độ phổ biến 5 đến 7 con/hố, cao 15 con/hố, phát sinh chủ yếu trên diện tích mía ở các huyện Thạch Thành, Cẩm Thủy.