Cây Thanh Long Bước Đầu Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Dù mới "bén rễ" ở vùng đất Nhị Hà (Thuận Nam - Ninh Thuận) được một thời gian ngắn, song cây thanh long đã thích hợp và đang phát triển trên vùng mới, bước đầu cho hiệu quả kinh tế cao.
Cuối năm 2012, anh Hà Lê Minh Hùng, thôn Nhị Hà 2 đầu tư trồng 1.500 cây thanh long trên diện tích 1,5 ha. Qua thời gian, anh Hùng thấy cây thanh long thích hợp với vùng đất địa phương, cây phát triển tốt, cho trái sai, năng suất cao. Trung bình mỗi trái có trọng lượng từ 0,6-0,8 kg.
Trái có màu đỏ tươi, vị ngọt thanh và thơm. Sau hơn một năm canh tác, cây thanh long cho trái bói vụ đầu trên 3 tấn, với giá 18.000 đồng/kg, trừ chi phí gia đình anh lãi 25 triệu đồng.
Anh Hùng cho biết: Nếu so với những vùng trồng cây thanh long chất lượng và trọng lượng trái thanh long ở Nhị Hà không thua kém các nơi khác. Theo sự phát triển của cây, đến năm thứ 2, thanh long sẽ cho trái gấp đôi năm thứ nhất. So với loại cây trồng khác, thanh long cho thu nhập cao hơn và đỡ tốn công chăm sóc. Thời gian tới anh sẽ trồng thêm 1 ha thanh long nữa.
Ngoài anh Hùng, hiện nay ở thôn Nhị Hà 2 còn có 5 hộ khác cũng đang phát triển trồng cây thanh long với diện tích gần 8 ha, bước đầu đã mang lại hiệu quả như: hộ ông Võ Minh Quân, Lê Quyết Chiến… vụ thu hoạch đầu cũng có lãi 10 -15 triệu đồng/ha.
Ông Lê Văn Thông, Bí thư Đảng ủy xã Nhị Hà cho biết: Tuy chưa có đánh giá chính thức về mô hình trồng thử nghiệm cây thanh long, nhưng bước đầu đã cho thấy điều kiện thổ nhưỡng ở Nhị Hà cũng rất phù hợp với loại cây trồng này và đã mang lại hiệu quả kinh tế cho các hộ dân. Địa phương sẽ khuyến khích bà con nhân rộng trồng cây thanh long; giúp bà con tiếp cận được nguồn vốn vay, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để phát triển cây thanh long.
Có thể bạn quan tâm

Men theo con đường uốn lượn rợp bóng dừa, chúng tôi tìm về vùng nuôi trồng thủy sản lớn nhất của xã Diễn Vạn - Diễn Châu. Mênh mông là những ao đầm nuôi cá nước ngọt, nuôi cá nước lợ được ngăn cách thành từng ao nuôi như những ô bàn cờ trông thật đẹp mắt.

Để hướng dẫn người dân chăn nuôi bảo đảm an toàn, năm 2014, Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa đã triển khai mô hình “Chăn nuôi vịt siêu thịt áp dụng VietGAP” tại xã Quảng Cư, thị xã Sầm Sơn với quy mô 1.280 con cho 10 hộ dân tham gia trong 4 tháng.

Theo số liệu của Cộng đồng Hạt tiêu Quốc tế IPC, hạt tiêu đen giao dịch ở mức 9 USD/kg - tăng từ mức 2 USD cách đây 2 thập niên, trong khi giá tiêu trắng là 13 USD/kg - cao hơn gấp 3 lần so với 20 năm trước.

Nguyên nhân do các địa phương chưa có kế hoạch hoặc chưa bố trí đủ kinh phí nên chưa đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch bệnh cho cá tra. Trong khi đó, diện tích nuôi cá tăng và mức độ thâm canh cao; nhiều doanh nghiệp, hộ nông dân lại không xử lý môi trường nước ao bị nhiễm bệnh trước khi thải ra môi trường. Phổ biến nhất là bệnh gan thận mủ, bệnh này có thể gây chết lên đến 90% số cá mang bệnh.

Do nắng hạn khốc liệt, mạch nước ngầm lại bị nhiễm phèn, nhiễm mặn nghiêm trọng nên vụ hè thu này nhiều diện tích lúa ở thôn Hà Thuận và Trà Đông (xã Duy Vinh, huyện Duy Xuyên) phải bỏ hoang. Những chân ruộng may mắn gieo sạ được thì lúa non cũng đang chết héo dần vì không có nguồn nước tưới…