Thành Công Bước Đầu Với Nghề Nuôi Cá Sấu Thương Phẩm

Hiện nay, lực lượng đoàn viên, thanh niên xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển (Cà Mau) mạnh dạn đầu tư phát triển mô hình nuôi cá sấu đem lại thành công bước đầu, góp phần tích cực trong công tác xóa đói giảm nghèo ở địa phương.
Đây là mô hình nuôi cá sấu thương phẩm của bạn Phan Thương Thơ, đoàn viên chi đoàn ấp Tân Lập được thực hiện vào đầu năm 2013, với số vốn ban đầu khoảng 30 triệu đồng, gồm xây dựng chuồng trại và thả 30 con cá giống. Sau gần 1 năm chăm sóc, tận dụng nguồn thức ăn cá vụng từ xổ vuông, đến nay cá sấu đạt trọng lượng từ 7 - 10kg/con.
Với giá cá thịt hiện nay, trừ chi phí đầu tư Thơ có lãi trên 15 triệu đồng, nhưng nếu tiếp tục nuôi từ 1 năm đến 1,5 năm cá sẽ đạt trọng lượng từ 15 đến 20kg/con. Lợi nhuận thu được trên 40 triệu đồng. Hiện nay nguồn thức ăn từ cá vụng trong vuông còn dư thừa, nên Phan Thương Thơ, tiếp tục mở rộng quy mô, thả nuôi từ 40 đến 60 con.
Đây là một trong những mô hình mới, dễ thực hiện đối với xã Tân Ân Tây và có thể nhân rộng trên địa bàn, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống và tiến tới xóa đói giảm nghèo cho lao động nông thôn, trong đó có lực lượng đoàn viên, thanh niên.
Có thể bạn quan tâm

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), từ 1 đến 11/9, cả nước đã xuất khẩu được 127.526 tấn gạo, trị giá FOB 52,008 triệu USD, trị giá CIF 57,210 triệu USD.

Trong những ngày qua, thời tiết thuận lợi, nông dân các huyện, thị phía Tây của tỉnh Tiền Giang: Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Tân Phước và TX. Cai Lậy tập trung thu hoạch dứt điểm vụ lúa hè thu chính vụ 2014 trước khi nước lũ tràn về. Vụ lúa này, năng suất và giá cao hơn cùng kỳ năm ngoái nên nhiều bà con phấn khởi. Tuy nhiên, một số nông dân tỏ ra tiếc nuối vì đã bán lúa trước đó giá không cao như hiện nay.

Những hộ sản xuất - kinh doanh cao su giống trong tỉnh Bình Phước đang gặp nhiều khó khăn, nhất là ở huyện Chơn Thành - vựa giống lớn ở Bình Phước. Nhiều hộ phải bỏ nghề hoặc chuyển sang làm cây giống khác. Song vẫn còn nhiều người bám nghề để chờ thời.

Xã Tân Thịnh (Nam Trực - Nam Định) có 697ha đất canh tác; trong đó HTXDVNN Nam Thịnh được giao quản lý 275ha. Thực hiện chủ trương xây dựng cánh đồng mẫu lớn (CĐML), năm 2011, xã Tân Thịnh là một trong 3 đơn vị được huyện Nam Trực chọn làm điểm xây dựng CĐML với diện tích ban đầu 30ha. Đến nay, qua 3 năm triển khai, mô hình đã phát huy hiệu quả và mở rộng ra toàn xã với tổng diện tích 125ha.

Thông tin từ Phòng Kinh tế huyện Sa Pa (Lào Cai), tổng sản lượng rau, quả các loại của toàn huyện từ đầu năm đến nay đạt 12.325 tấn. Trong đó, chủ yếu là su su 4.200 tấn, bắp cải 850 tấn và sản lượng đậu đỗ, một số loại rau địa phương, như cải xoong, cải ngồng, rau gia vị.