Nuôi Ba Ba Trong Ruộng Lúa

Để nuôi ba ba trong ruộng lúa thành công, người nuôi phải xem đây là cách làm "bỏ ống", kiên nhẫn lấy ngắn nuôi dài".
"Một năm SX nông nghiệp không đạt lợi nhuận 100 triệu đ/ha trở lên là không đủ chi phí cho gia đình 7 người", vợ chồng ông Dương Văn Thắng ở xã Long An (Long Hồ, Vĩnh Long) chia sẻ.
Từ 6.000 m2 đất trồng lúa ban đầu, vợ chồng ông Thắng làm tích cóp mua thêm 3 ha đất SX lúa và nuôi 5 con ăn học đến nơi đến chốn.
"Gần 40 năm gắn bó với trồng lúa, tôi đã có lợi nhuận ổn định. Ngày trước thì trồng lúa nuôi vịt, sau đó thì trồng lúa nuôi cá... Từ năm 2008 đến nay thì trồng lúa kết hợp nuôi ba ba trên diện tích 1,5 ha. Trên bờ trồng cỏ nuôi bò, dê", ông Thắng nói.
Bà Nguyễn Thị Tám, vợ ông Thắng tiếp lời: "Tui thấy ba ba loại 1 có giá 380.000 đ/kg nên bảo thằng con trai mua 1.500 con giống về nuôi. Cùng lúc đó tui chạy ra cửa hàng vật liệu xây dựng mua 1.000 tấm bạt lót ruộng nuôi ba ba.
Nhiều người nói vợ chồng ông Thắng dư tiền không biết làm gì nên mua bạt về lót ruộng. Tổng số tiền đầu tư mua bạt, con giống khoảng 60 triệu đồng. Sau 2,5 năm làm ruộng cộng với nuôi ba ba khi thu hoạch, trừ tất cả chi phí có lãi 80 triệu đồng. Sau thành công vụ 1, vợ chồng tui tiếp tục thả nuôi vụ 2. Đến nay ba ba đang cho thu".
Ông Thắng nói: "Nuôi ba ba trong ruộng lúa chỉ nặng vốn đầu tư mua bạt lót quanh ruộng để không bị thất thoát. Giữa ruộng là một mương thông với ao để lúc xả nước thu hoạch lúa thì ba ba tập trung về một chỗ.
Thu hoạch lúa, làm đất, xuống giống gần 1 tháng thì xả nước vào đồng đảm bảo cho lúa phát triển và cho ba ba tìm mồi. Lúc còn nhỏ, ba ba bò lên ruộng tự tìm mồi ăn. Khi chúng lớn phải tăng cường thức ăn thì mới đủ mồi.
Để nuôi ba ba trong ruộng lúa thành công, người nuôi phải xem đây là cách làm "bỏ ống", kiên nhẫn lấy ngắn nuôi dài".
Ông Thắng khẳng định, nuôi ba ba có cái hay là không tốn chi phí diệt ốc bươu vàng, bởi chúng ăn sạch ốc, cua trong ruộng. Người trồng lúa thì sợ ốc bươu vàng còn ông thì bắt chúng thả vào ruộng làm mồi cho ba ba. Hạt gạo đảm bảo sạch, an toàn, không có dư dượng thuốc BVTV.
Với 1.500 ba ba thả nuôi lần 2 chắc chắn ông Thắng thu lãi hơn 100 triệu đồng. Hiện đã có nông dân học cách trồng lúa kết hợp nuôi ba ba của ông Thắng nhưng do nôn nóng thu hoạch ba ba nên hiệu quả không cao.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, chăn nuôi trong tỉnh Bắc Ninh có sự phát triển cả về quy mô và phương thức với tổng đàn lợn đạt hơn 404 nghìn con; đàn trâu, bò đạt gần 70 nghìn con; đàn gia cầm, thủy cầm đạt gần 4,5 triệu con mỗi năm.

Những năm gần đây, người nông dân Nghĩa Đàn (Nghệ An) chú trọng trồng cây dưa hấu nhưng giá cả bấp bênh lại sâu bệnh nhiều nên thất thu. Năm 2014 nhiều xã đã định hướng cho người dân chuyển đổi sang cây trồng khác hiệu quả hơn. Ở xã Nghĩa Bình, nhờ nắm bắt được nhu cầu thị trường nên nông dân đã chuyển từ cây dưa sang trồng 20 ha cây bí xanh và bí đỏ cho thu nhập cao...

Sáng 9/5/2014, Trại sản xuất lúa giống xã Định Thành phối hợp Trung tâm Khuyến nông tỉnh An Giang và Tập đoàn Yanmar tại Việt Nam, tổ chức hội thảo về cơ giới hóa trong sản xuất lúa tỉnh An Giang và trình diễn máy cấy lúa Yanmar AP25; máy cắt gặt đặp liên hiệp và máy xới đất kết hợp với phun thuốc phân hủy gốc gạ.

Hiện nay, trên địa bàn Quảng Ninh có 15 đơn vị được cấp giấy phép đủ điều kiện sản xuất rau an toàn, trong đó, nhiều đơn vị đã sản xuất và cung cấp rau an toàn cho thị trường. Để biết rõ hơn về rau an toàn, chúng tôi tới Quảng Yên tìm hiểu quy trình sản xuất rau an toàn nơi đây.

Bước vào mùa hè, các loại trái cây, như: chôm chôm, sầu riêng, măng cụt… bắt đầu cho thu hoạch. Do ảnh hưởng của thời tiết, mùa trái cây năm nay vào vụ trễ gần một tháng so với mọi năm, sản lượng lại giảm sút khiến nhà vườn lo lắng.