Thái Niên (Lào Cai) Cam Trồng Thử Nghiệm Bị Sâu Bệnh Nặng

Hai giống cam V2 và cam Canh được trồng thử nghiệm tại xã Thái Niên (Bảo Thắng - Lào Cai) đang đứng trước nguy cơ bị “xóa sổ” do sâu bệnh tấn công.
Tính đến thời điểm này, xã Thái Niên đã trồng được gần 18 ha hai giống cam nói trên, trong đó có 17,3 ha cam V2. Giống cam V2 do Viện Di truyền Nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cung cấp; giống cam Canh do Trạm Bảo vệ thực vật huyện Bảo Thắng cung cấp.
Thời gian gần đây, hai giống cam này đang bị sâu bệnh hoành hành. Ở cả 2 giống cam đều xuất hiện bệnh vàng lá, gân xanh. Phiến lá hẹp, khoảng cách giữa các lá ngắn lại, có màu vàng nhưng gân chính và gân phụ vẫn còn màu xanh và nhỏ, mọc thẳng đứng như tai thỏ. Ở giống cam V2, trên mặt lá xuất hiện một lớp muội đen phủ kín, bên dưới mặt lá xuất hiện loại nấm vàng phủ kín, lâu dần, những đốm vàng chuyển sang màu xám, mốc.
Ông Lê Văn Hoan ở thôn Báu cho biết: Gia đình ông trồng được 150 gốc cam V2 từ tháng 3/2013. Ban đầu cây sinh trưởng tốt, khi cây được 1,5 tuổi thì phát sinh bệnh.
Người dân Thái Niên đang rất hoang mang, một số hộ còn có ý định xây bể, có hộ đã mua hệ thống ống dẫn nước, máy bơm cỡ lớn để lấy nước từ sông Hồng lên tưới cho cây nhưng nay ngừng lại, vẫn chưa dám lắp đặt vì sợ cây cam bị chết.
Ông Vũ Văn Hải, Phó Chủ tịch UBND xã Thái Niên cho biết: Xã đã thông tin cho Viện Di truyền Nông nghiệp, phối hợp với Trung tâm chuyển giao Khoa học – Công nghệ (Sở Khoa học - Công nghệ) lấy mẫu cây bị bệnh và tìm nguyên nhân. Hiện tại, xã đã buộc phải tiêu hủy 120 gốc cam bị bệnh.
Có thể bạn quan tâm

Cây dâu, con tằm đã gắn bó với người dân xã Đắk Lua (huyện Tân Phú - Đồng Nai) gần 20 năm nay. Có thời kỳ trồng dâu, nuôi tằm ở vùng đất ngập lụt này phát triển khá mạnh.

Được chứng kiến những việc làm ý nghĩa của ông Hoàng Văn Lân - Chủ tịch Hội ND xã Thiệu Trung (huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa), chúng tôi mới hiểu vì sao ông được ND nơi đây quý mến.

Chị Lê Kim Phụng, ngụ ấp Bình Phú 2, xã Bình Hòa, huyện Châu Thành là một trong những người theo nghề nuôi cút đầu tiên ở xã. Sau 7 năm gầy dựng thành đàn và mở rộng quy mô, cộng với học tập từ những điểm sản xuất giống và các lớp kỹ thuật của Hội Nông dân tổ chức, đến nay, chị đã làm chủ trại cút trên 100 chuồng với 16.000 con, đem lại nguồn thu nhập hàng tháng hơn 15 triệu đồng.

Mấy ngày nay, vùng nuôi tôm hùm ở xã Xuân Phương, thị xã Sông Cầu tôm bị chết hàng loạt. Theo nhận định ban đầu của cơ quan chức năng, có khả năng nguyên nhân gây ra tình trạng trên là vì ảnh hưởng bởi thủy triều đỏ

Bạc Liêu đã triển khai thí điểm bảo hiểm (BH) trên tôm nuôi tại 3 huyện, thành phố. Tuy nhiên, loại hình BH mới này thật sự chưa được người nuôi tôm và cả doanh nghiệp (DN) mặn mà. Nguyên nhân chính là sản xuất nhỏ lẻ và những rủi ro vốn dĩ quá phức tạp của “nghề bà cậu” này...