Cho Thuê Đất Bãi Sông Hồng Để Trồng Cỏ Nuôi Bò

UBND TP Hà Nội vừa đồng ý về chủ trương giao cho Công ty Cổ phần sữa Hà Nội thực hiện dự án thuê đất trồng cỏ nuôi bò sữa tự nhiên tại khu đất bãi lạch sông Hồng, thuộc thôn Khê Ngoại, xã Văn Khê, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội.
Dự án thuê đất trồng cỏ nuôi bò sữa tự nhiên tại khu đất bãi ven sông Hồng thuộc thôn Khê Ngoại, xã Văn Khê, huyện Mê Linh, thuộc nhóm dự án có điều kiện, do khu đất nằm hoàn toàn trong vùng thoát lũ phải tuân thủ nghiêm Luật Đê điều; quy hoạch phòng, chống lũ chi tiết trên từng tuyến sông có đê; quy hoạch chung xây dựng Thủ đô và các quy hoạch chuyên ngành khác có liên quan.
Theo đó, UBND Thành phố giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì cùng các sở, ngành liên quan hướng dẫn Công ty Cổ phần sữa Hà Nội hoàn thiện hồ sơ, thủ tục trình UBND thành phố phê duyệt; Sở Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu, đề xuất thời hạn thuê đất để thực hiện dự án. Riêng đối với lạch nước sông Hồng, cho phép Công ty Cổ phần sữa Hà Nội được khai thác, sử dụng nước để phục vụ sản xuất trồng cỏ trong khu vực dự án.
UBND thành phố cũng giao Công ty cổ phần sữa Hà Nội tiếp tục hoàn thiện hồ sơ báo cáo, hoàn chỉnh dự án, tính toán phương án, báo cáo rõ phương thức đầu tư, hiệu quả làm cơ sở nhân rộng mô hình trên các vùng đất bãi theo quy hoạch để nâng cao hiệu quả sử dụng đất bãi.
Có thể bạn quan tâm

Để có sự kiện này, lãnh đạo tỉnh Bình Định, ngành chức năng và trực tiếp là Cty BIDIFISCO đã mất nhiều thời gian, công sức, dồn mọi nỗ lực từ việc xúc tiến thương mại đến công tác vận động ngư dân thay đổi kỹ thuật đánh bắt, bảo quản cá ngừ…nhưng kết quả mang lại không như mong đợi.

Những năm qua, diêm dân ở phường Ninh Hải (thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) không chỉ độc canh làm muối mà còn luân canh nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng trên ruộng muối khi vụ muối kết thúc…

Chiều ngày 3/10, Sở NN-PTNT tỉnh Cà Mau chủ trì làm việc với 3 tỉnh: Bạc Liêu, Kiên Giang và Sóc Trăng để bàn bạc kế hoạch thực hiện Chỉ thị 20/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh tôm có chứa tạp chất.

Năm 2014, toàn tỉnh Bình Định có 2.180 ha mặt nước được đưa vào nuôi tôm. Nhờ thực hiện khá nghiêm túc lịch thời vụ, kiểm dịch tôm giống, thực hiện mô hình nuôi tôm cộng đồng… nên hầu hết các địa phương đã hạn chế được tình trạng dịch bệnh, năng suất tôm đạt khá. Tuy nhiên, do giá tôm thường xuyên nằm ở mức thấp làm cho thu nhập của người nuôi tôm giảm sút.

Hợp tác xã (HTX) Rau an toàn Gò Công tại ấp Tân Xã, xã Long Hòa (TX. Gò Công) được thành lập ngày 21-8-2006, hoạt động chủ yếu là sản xuất, tiêu thụ rau an toàn. Đến nay, HTX đã không ngừng lớn mạnh, tiếp tục tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ, từng bước khẳng định được thương hiệu của mình, trở thành cầu nối giữa nông dân và người tiêu dùng.