Thái Lan Có Thể Mất 2,24 Tỷ USD Vì Gạo Lưu Trữ Bị Hỏng

Theo các nguồn tin địa phương, gần 3 triệu tấn gạo (chiếm 17%) trong tổng 18 triệu tấn gạo dự trữ của Chính phủ Thái đã bị hư hỏng nặng, không thể dùng được cho người.
Trong bản báo cáo tuần trước của đoàn kiểm tra cho biết, đoàn đã hoàn thành việc kiểm tra 90% số kho dự trữ toàn quốc, đã phát hiện ra gần 3 triệu tấn gạo bị hư hỏng nặng không dùng được cho người nhưng có thể dùng cho các mục đích khác như sản xuất ethanol, làm thức ăn chăn nuôi hoặc các ngành công nghiệp khác.
Trong điều kiện hiện nay, lượng gạo hư hỏng dự kiến được bán với giá 2.500 – 3.000 baht/tấn trong khi giá gạo trung bình Chính phủ mua dự trữ là 28.000 – 29.000 baht/tấn. Điều này có nghĩa là Chính phủ Thái sẽ lỗ khoảng 69 – 72 tỷ baht (khoảng 2,14 – 2,24 tỷ USD) do lượng gạo bị hư hỏng này.
Trong khi đó, các nhà sản xuất ethanol lại hoài nghi về việc sử dụng loại gạo này làm nguyên liệu sản xuất. Cựu Chủ tịch Hiệp hội sản xuất Ethanol Thái cho rằng nếu dùng nguyên liệu gạo để sản xuất thì các nhà máy cần phải thay thế máy móc, loại máy chỉ phù hợp sản xuất ethanol từ sắn và mật mía. Ông này cũng lưu ý rằng sản xuất ethanol từ gạo có chi phí khoảng 48 baht/lít, cao gấp 2 lần so với từ sắn và mật mía.
Nguồn tin từ Ủy ban chịu trách nhiệm kiểm tra gạo dự trữ cho biết, chủ kho có gạo bị hư hỏng sẽ bị kiện theo hợp đồng vì không bảo quản tốt gạo trong kho của mình.
Có thể bạn quan tâm

Sáng 1-3, tại TP Cần Thơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN- PTNT) phối hợp cùng Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đã tổ chức triển khai Quyết định số 241 của Thủ tướng Chính phủ về việc mua tạm trữ 1 triệu tấn lúa gạo vụ đông xuân 2014 - 2015.

Cũng theo Bộ NN&PTNT, ước giá trị NK mặt hàng thủy sản tháng 2 đạt 72 triệu USD, đưa giá trị NK 2 tháng đầu năm đạt 172 triệu USD, tăng 0,2% so với cùng kỳ năm 2014. Hai thị trường NK chính là Ấn Độ (chiếm 32,6%) và Nauy (chiếm 10,4%).

Mồng 6 Tết Ất Mùi, trong ngày đầu cả nước ra quân làm việc, các xã Glar, A Dơk, Ia Băng, Trang, Ia Pếch… thuộc huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai, thủ phủ cây cao su trên Tây Nguyên vắng lặng lạ thường. Không phải vì những vườn cao su đã trơ trụi mùa thay lá, không phải người dân lên nương làm rẫy, mà bởi 2 loại cây đem lại thu nhập chính cho người dân nơi đây sắn và cao su, năm qua giá rớt thê thảm, tác động đời sống bà con.

Theo các tiểu thương, lượng hàng tại chợ quá ít trong khi thời điểm này đang là trái vụ của nhiều loại trái cây nhưng sức mua lại mạnh do sắp tới rằm tháng Giêng. Họ dự báo giá có thể tăng lên nữa trong vài ngày tới và phải đến tận 17 - 18 tháng Giêng âm lịch mới khả năng hạ nhiệt.

“Muối SX ra không sợ bị ứ đọng, vì có hợp đồng với nhiều thương lái thu mua. Điều lo là giá muối quá thấp. Bước vào đầu vụ, các chi phí đầu tư SX đều tăng cao. Trong đó công lao động tăng mạnh nhất, hiện có giá từ 110-130 ngàn đ/công, tăng 20-30 ngàn đ/công so với năm ngoái. Vì vậy để SX muối có lãi thì giá muối thu mua phải dao động ở mức 800-1.000 đ/kg”, ông Hiến nói.