Trái Cây Tăng Giá Sau Tết

Ghi nhận tại thị trường TP Hà Nội ngày 2-3 cho thấy giá nhiều mặt hàng thực phẩm đã giảm nhẹ so với thời điểm trước tết, riêng các loại trái cây vẫn ở mức khá cao.
Chị Nguyễn Thị Xuân kinh doanh tại đầu mối Long Biên - chợ cung cấp lượng trái cây lớn cho thị trường TP Hà Nội và các tỉnh lận cận - cho biết các loại trái cây từ Tết ra đến nay luôn trong tình trạng khan hàng, nên giá đều tăng lên.
Chẳng hạn như xoài cát Hòa Lộc lên đến 70.000 – 80.000 đồng/kg, Thanh long dao động từ 35.000 – 40.000 đồng/kg, bưởi da xanh có giá từ 70.000 – 80.000 đồng/quả; cam Canh từ 50.000 - 70.000 đồng/kg.
Ghi nhận tại chợ đầu mối hoa quả Từ Liêm thời gian này giá trái cây cũng có chiều hướng nhích lên đáng kể. Măng cụt giá từ 40.000 – 45.000 đồng/kg, Nho xanh có giá từ 45.000 – 50.000đồng/kg; bưởi Diễn 50.000 đồng/quả...
Theo các tiểu thương, lượng hàng tại chợ quá ít trong khi thời điểm này đang là trái vụ của nhiều loại trái cây nhưng sức mua lại mạnh do sắp tới rằm tháng Giêng. Họ dự báo giá có thể tăng lên nữa trong vài ngày tới và phải đến tận 17 - 18 tháng Giêng âm lịch mới khả năng hạ nhiệt.
Giá thịt vẫn neo cao
Giá thực phẩm những ngày gần đây đã giảm so với những ngày trước và sau Tết nguyên đán. Tuy nhiên so với giai đoạn từ 20 tháng Chạp trở về trước thì giá cả hiện vẫn đắt hơn khoảng 10.000 - 30.000 đồng/kg.
Cụ thể thịt bò thăn hiện phổ biến từ 280.000 - 300.000 đồng/kg; gà ta loại ngon giá 140.000 đồng/kg (chưa thịt); xương sườn lợn giá 100.000 - 110.000 đồng/kg; thịt nạc vai 110.000 - 120.000 đồng/kg...
Có thể bạn quan tâm

Trên đường cùng chúng tôi đến trang trại của ông Đoàn Quang Ngọc ở khu Tân Lập (phường Phương Đông, TP Uông Bí, Quảng Ninh), anh Lưu Quang Trung, Chủ tịch UBND phường Phương Đông, giới thiệu: Ông Ngọc là một trong những hộ điển hình về phát triển kinh tế trang trại, cũng là người tiên phong nuôi lợn rừng thương phẩm tập trung với quy mô lớn nhất, nhì của thành phố.

Khoảng 13 giờ ngày 22/8, trên địa bàn thị trấn Lạc Dương (huyện Lạc Dương), đã xảy ra trận mưa đá với mật độ dày đặc, làm hư hại nhiều diện tích rau màu và dâu tây của người dân.

Được trồng làm nguyên liệu giấy từ năm 2004, đã 10 năm trôi qua kể từ ngày đưa vào trồng, hơn 60ha cây luồng đến thời kỳ khai thác không có người đến thu mua, tưởng chừng sẽ chẳng để làm gì, nay luồng đã bắt đầu đem lại một nguồn thu nhập đáng kể cho người trồng ở xã Mỹ Phương (Ba Bể - Bắc Kạn).

Chuyên gia về chè đã bóc mẽ sự mập mờ, lừa dối người tiêu dùng của công ty URC Việt Nam trong việc thông tin nguồn gốc sản giống chè làm nguyên liệu chế biến trà xanh C2 Ô Long.

Ông Hoàng Văn Lập (69 tuổi, xã Thanh Bình, huyện Trảng Bom) là nông dân trồng tiêu giỏi tại địa phương, luôn tiên phong ứng dụng cái mới vào sản xuất. Nhờ đó, vườn tiêu rộng hơn 1 hécta 14 năm tuổi của ông luôn cho năng suất cao, ổn định với chi phí sản xuất thấp.