Thả Cá Giống Xuống Hồ Thủy Điện Sơn La

Sáng 1-4, tại phía trên đập thủy điện Sơn La, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã phối hợp với tỉnh Sơn La và Công ty Thủy điện Sơn La tổ chức lễ thả cá giống xuống hồ thủy điện Sơn La. Đây là hoạt động được tổ chức nhân Ngày truyền thống ngành thủy sản Việt Nam và kỷ niệm 54 năm ngày Bác Hồ về thăm làng cá Cát Bà..
Theo ý kiến của PGS, TS Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch VASEP, đây là việc làm cần thiết nhằm tái tạo nguồn thủy sản và tạo nguồn lực ban đầu phát triển nghề nuôi thủy sản cho Sơn La. Cá giống thả xuống hồ thủy điện lần này là cá chép lai, được lấy từ Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I, gồm hai loại 150 gam/con và nhỏ hơn, trị giá hơn 100 triệu đồng. Đây là loài cá sinh trưởng mạnh, thích nghi với điều kiện khí hậu vùng núi, chất lượng sản phẩm sau thu hoạch có giá trị kinh tế cao.
Đồng chí Hoàng Văn Chất, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Sơn La, cho biết: Ban thường vụ Tỉnh ủy Sơn La vừa ra nghị quyết về chiến lược nuôi trồng thủy sản, trong đó xác định khai thác thế mạnh của lòng hồ thủy điện Sơn La, giúp nhân dân phát triển nghề nuôi cá, nâng cao đời sống cho bà con vùng di dân tái định cư thủy điện Sơn La.
Việc thả cá giống vào hồ thủy điện Sơn La sẽ bổ sung nguồn thủy sản, nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ và phát triển nghề cá. Tỉnh Sơn La dự kiến sẽ chọn ngày 1-4 hàng năm để tổ chức thả cá giống xuống hồ thủy điện Sơn La.
Có thể bạn quan tâm
Sau 2 năm tiến hành nuôi thử nghiệm, sáng 28/7, Trung tâm Thủy sản Điện Biên và Sở Khoa học & Công nghệ đã tổ chức hội thảo đánh giá kết quả và khả năng nhân rộng Dự án “Ứng dụng công nghệ nuôi cá lăng chấm Hemibarus gattaus thương phẩm trong ao” (sau đây gọi tắt là dự án nuôi cá lăng thương phẩm).
Nhằm tìm ra những đối tượng nuôi mới có hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất, góp phần đa dạng cơ cấu giống thủy sản trên địa bàn tỉnh, đầu tháng 7/2015, Trung tâm Thủy sản triển khai thí điểm mô hình “nuôi cá chạch đồng trong ao” bằng nguồn vốn Chương trình Hỗ trợ sản xuất nông - lâm nghiệp của tỉnh với tổng kinh phí thực hiện trên 400 triệu đồng.

Đó là nội dung được rất nhiều đại biểu đưa ra thảo luận tại hội nghị "Triển khai thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt năm 2014-2015 và định hướng giai đoạn 2016-2020" do Bộ NN&PTNT tổ chức sáng 22-7.

"Bại hoại với diện tích ao nuôi chỉ khoảng 20% và số thành công những ao nuôi này chỉ 60%. Cũng có hộ nuôi thành công cao hơn nhưng nhờ hạ tầng kỹ thuật tốt, có kiểm soát khuẩn hại và nuôi với mật độ vừa phải. Đến nay, hơn 70% diện tích ao nuôi bỏ trống, nhiều hộ dân, trang trại bỏ nghề, có cơ sở tháo chạy hoàn toàn" - ông Nguyễn Văn Nhiệm, Chủ tịch Hiệp hội Tôm Mỹ Thanh nói về những khó khăn với hội viên của mình 6 tháng đầu năm nay.

Từ đầu năm đến nay, cả nước thu hoạch 228.933 tấn tôm, đạt 33% kế hoạch năm, giảm hơn 12% so cùng kỳ năm ngoái. Dẫn đầu vẫn là sản lượng tôm các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.