Nuôi thành công cá lăng chấm thương phẩm
Dự án nuôi cá lăng thương phẩm tại Trung tâm Thủy sản Điện Biên được triển khai từ tháng 8/2013, với tổng kinh phí hơn 600 triệu đồng. Cá giống trọng lượng 15 gam/con, được nuôi trong diện tích 3.000m2 ao. Nguồn giống cá và kỹ thuật nuôi được áp dụng hoàn toàn theo quy trình của Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I.
Sau 2 năm triển khai, cá đạt trọng lượng bình quân 1kg/con, tỷ lệ sống 80%, sản lượng ước 2,4 tấn, chất lượng cá thương phẩm đạt chỉ tiêu an toàn thực phẩm. Theo tính toán, với giá bán cá thương phẩm hiện nay là 250 nghìn đồng/kg, trừ chi phí có lãi 30 nghìn đồng/kg, sản lượng cá cũng như hiệu quả kinh tế sẽ tăng cao hơn từ năm thứ 3 trở đi.
Tuy nhiên đây là lần đầu tiên được áp dụng thử nghiệm tại Điện Biên, nên để nhân rộng mô hình vẫn còn một số vấn đề khó khăn. Theo khuyến cáo, loài cá này phù hợp khi nuôi theo hình thức thả lồng tại các khu vực lòng hồ, có sẵn nguồn thức ăn, sẽ tiết kiệm chi phí.
Có thể bạn quan tâm

Chủ lồng cá là một thanh niên ngoài 30 tuổi cười tươi và bảo rằng: "Một lồng cá dưới sông tương đương 2 mẫu ao trên đất liền. Bao vùng sông nước có hơn gì mình đâu mà họ vẫn làm, tại sao dân quê ta lại không dám làm. Em xuống đây trước để mọi người cùng xuống cho vui…”.

Ông Bùi Thanh Sỹ, thôn Hội Long, xã Ân Hảo Đông (Hoài Ân, Bình Định) cho biết: Ngoài làm ruộng, gia đình ông còn trồng 3 sào dâu để lấy lá nuôi tằm. Mỗi tháng cho ra 3 hộp kén, mỗi hộp 40 kg, mỗi tháng lãi ròng hơn 10 triệu đồng.

Nguyên nhân khiến rau ăn lá, quả dịp này tăng là do thời gian vừa qua giá rau liên tiếp giảm sâu, có thời điểm chỉ còn gần 1 ngàn đồng/kg nên nhiều nông dân giảm diện tích trồng rau ăn lá, ăn quả. Tại một số vùng trồng rau lớn trong tỉnh như: Xuân Lộc, Thống Nhất..., nông dân chuyển sang trồng đậu, bắp...

Nông dân Từ Bá Đạt (55 tuổi, ấp Mỹ Bình, xã Thạnh Mỹ Tây, Châu Phú, An Giang) là người đầu tiên ở đồng bằng sông Cửu Long lai tạo thành công giống nếp thơm đặc sản. Ông quyết định chọn quê hương đặt tên cho đứa con tinh thần: “Nếp thơm đặc sản Thạnh Mỹ Tây”.

Theo dự báo của Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam, niên vụ 2014-2015, sản lượng cà phê vùng Tây Nguyên sẽ giảm từ 15-20% so với năm 2013. Điều này cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của nông dân các địa phương.