Thả cá giống trên hồ thủy điện Tuyên Quang

Các đại biểu thả cá xuống lòng hồ thủy điện Tuyên Quang.
Tham dự buổi lễ có lãnh đạo Vụ KHCN và Hợp tác Quốc tế, Tổng cục Thủy sản;
Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh;
Lãnh đạo UBND các huyện Nà Hang, Chiêm Hóa, Lâm Bình và đông đảo bà con ngư dân sinh sống bằng nghề nuôi trồng, khai thác thủy sản trên hồ thủy điện Tuyên Quang.
Đã có hơn 66.000 con cá giống được thả gồm:
Cá chép, mè hoa, anh vũ, dầm xanh, bỗng, trôi.
Trong đó có 32.700 con cá giống là cá trôi do các tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện đóng góp.
Đây là hoạt động thiết thực và có ý nghĩa, nhằm bổ sung, tái tạo nguồn thủy lợi thủy sản tự nhiên, thể hiện vai trò, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc chung tay bảo tồn, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản tự nhiên.
Bảo tồn những loài cá bản địa quý hiếm, góp phần tăng trưởng kinh tế của các huyện Nà Hang, Lâm Bình và sự phát triển ngành thủy sản của tỉnh.
Có thể bạn quan tâm

Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đang tiếp tục hoàn thành các hạng mục của Dự án trang trại 1.600 con bò sữa tại xã Tu Tra, Đơn Dương (Lâm Đồng), dự kiến đi vào hoạt động trong năm 2015. Với tổng diện tích hơn 49,3ha, trang trại được quy hoạch trồng cỏ trên 40ha; còn lại gồm diện tích đất chuyên dùng để xây dựng cơ sở hạ tầng, đất sản xuất nông nghiệp khác.

Được đánh giá là mặt hàng có tiềm năng xuất khẩu cao, hồ tiêu đang dần chinh phục ngưỡng kim ngạch xuất khẩu đạt con số 1 tỷ USD trong năm nay. Tuy nhiên, để hạt tiêu nhỏ bé ngày càng tăng kim ngạch xuất khẩu thì rất cần một chiến lược dài hạn nâng cao giá trị gia tăng cho mặt hàng này.

Thời gian qua, Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Hoàng Long Vina (Hoàng Long Vina) đồng hành cùng chương trình thí điểm xây dựng mô hình cánh đồng mẫu, góp phần nâng cao năng suất lúa, mía, tăng thu nhập cho nông dân, góp phần hoàn thành các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới.

Sáng 15/8, Ban quản lý Các dự án nông nghiệp (Sở NN-PTNT) phối hợp với UBND xã An Chấn (huyện Tuy An) tổ chức lễ công bố và ký kết thỏa thuận hỗ trợ thực hiện kế hoạch đồng quản lý nghề cá ven bờ xã An Chấn (thí điểm) thuộc dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững.

Hơn một năm nay, do sản phẩm gặp khó khăn về đầu ra nên nhiều hộ dân tham gia Tổ hợp tác sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP ở thôn Lang Châu Bắc (xã Duy Phước, huyện Duy Xuyên) phải chuyển sang canh tác rau thông thường hoặc trồng các loại hoa màu khác.