Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thả 35.000 Con Cá Giống Tái Tạo Nguồn Lợi Thuỷ Sản Tại Hồ Thủy Điện Hoà Bình

Thả 35.000 Con Cá Giống Tái Tạo Nguồn Lợi Thuỷ Sản Tại Hồ Thủy Điện Hoà Bình
Ngày đăng: 19/05/2014

Sáng ngày 17/5, Tổng cục thuỷ sản phối hợp với Sở NN&PTNT tỉnh Hòa Bình tổ chức lễ thả cá giống tái tạo nguồn lợi thuỷ sản tại địa phận xã Thung Nai, huyện Cao Phong. Cùng dự có lãnh đạo huyện Cao Phong, thành viên ban chỉ đạo 188 của tỉnh (chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản đến năm 2020).

Mục đích của chương trình là phục hồi và tái tạo nguồn lợi thuỷ sản và các hệ sinh thái, thả bổ sung hàng năm vào một số thuỷ vực tự nhiên có điều kiện một số loài thuỷ sản bản địa, quí hiếm có nguy cơ tuyệt chủng, có giá trị kinh tế và nghiên cứu khoa học nhằm khôi phục nguồn lợi, tăng mật độ quần thể các loài thuỷ sản đã bị khai thác cạn kiệt, lập lại cân bằng sinh thái, ổn định quần xã sinh vật thuỷ sinh trong các thuỷ vực. Đồng thời góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư về tầm quan trọng bảo vệ tốt hơn nguồn lợi thuỷ sản.

Việc thả cá giống nhằm tái tạo nguồn lợi thuỷ sản vào hồ Hoà Bình được tổ chức thực hiện nhiều lần với nhiều loài khác nhau cho thấy dấu hiệu nguồn lợi thuỷ sản đang được phục hồi. Tại lễ thả cá giống năm nay, Tổng cục thuỷ sản đã hỗ trợ 35.000 con cá giống gồm các loại lăng, bỗng, chày mắt đỏ, trắm với tổng kinh phí khoảng 300 triệu đồng.

Lễ thả cá giống tái tạo nguồn lợi thuỷ sản chính là thông điệp kêu gọi sự quan tâm, đồng lòng của các tầng lớp nhân dân trong địa bàn tỉnh cùng chung tay bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.


Có thể bạn quan tâm

Quýt Đường Long Trị Được Hỗ Trợ Sản Xuất Theo Tiêu Chuẩn VietGAP Quýt Đường Long Trị Được Hỗ Trợ Sản Xuất Theo Tiêu Chuẩn VietGAP

Sở Khoa học và Công nghệ, Liên minh HTX, Sở NN & PTNT tỉnh Hậu Giang vừa có chuyến khảo sát HTX quýt đường Long Trị, ở xã Long Trị, huyện Long Mỹ để hỗ trợ HTX sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Hoạt động này nằm trong đề án “Nâng cao chất lượng hoạt động HTX trên địa bàn tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2014 - 2016, định hướng đến 2020” và đề án 1.000 của tỉnh.

04/11/2014
Tổng Kết Mô Hình Nuôi Bọ Đuôi Kìm Phòng Trừ Bọ Cánh Cứng Hại Dừa Tổng Kết Mô Hình Nuôi Bọ Đuôi Kìm Phòng Trừ Bọ Cánh Cứng Hại Dừa

Những năm gần đây, bọ cánh cứng hại dừa phát triển mạnh, gây thiệt hại nặng cho nhiều diện tích dừa ở Phù Cát (Bình Định); mặc dù các chủ vườn dừa đã áp dụng một số biện pháp như: phun thuốc hóa học, đặt muối, ong ký sinh... để phòng trừ, nhưng hiệu quả không cao.

04/11/2014
Trái Cây Trái Cây "Made In" Gia Lai

Dù có nguồn gốc, xuất xứ từ những vùng đất khác nhưng khi du nhập vào Gia Lai, những loại cây ăn trái như nhãn lồng, sầu riêng, vải... thích nghi được với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng nơi đây và cho ra những sản phẩm gắn thương hiệu Gia Lai đã chiếm được niềm tin của người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

04/11/2014
Anh Huỳnh Tấn Lộc Hơn 20 Năm Gắn Bó Với Cây Sầu Riêng Anh Huỳnh Tấn Lộc Hơn 20 Năm Gắn Bó Với Cây Sầu Riêng

Anh Huỳnh Tấn Lộc, ở ấp Tân Sơn, xã Ngũ Hiệp. Hôm chúng tôi đến, anh đang tất bật xử lý cho sầu riêng ra hoa để kịp thu hoạch vào dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015. Sinh ra và lớn lên ở vùng đất này, anh Lộc gắn bó với cây sầu riêng từ rất sớm. Hiện anh Lộc có 0,8 ha vườn trồng 160 cây sầu riêng hạt lép, giống Monthon và Ri 6.

04/11/2014
Để Nghề Nuôi Nghêu Gò Công Trở Lại Thời Hoàng Kim Để Nghề Nuôi Nghêu Gò Công Trở Lại Thời Hoàng Kim

Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, nghề nuôi nghêu ở vùng biển Gò Công đã có những bước phát triển nhảy vọt, góp phần cải thiện đời sống ngư dân và làm thay đổi bộ mặt nông thôn ven biển. Tuy nhiên, những năm gần đây nghề nuôi nghêu ở đây ngày càng đối diện với nhiều khó khăn về thời tiết, dịch bệnh, giá cả... và có dấu hiệu chững lại về diện tích, sản lượng nghêu nuôi.

04/11/2014