Doanh nghiệp vẫn ùn ùn nhập thịt gà Mỹ

Chiều 6/8, đại diện Tổng cục Hải quan cho biết, số liệu thống kê nửa đầu năm 2015 cho thấy, các DN tiếp tục nhập thịt gà với số lượng tăng đột biến. Cụ thể, các DN đã nhập gần 70 nghìn tấn thịt gà các loại (gà nguyên con, đùi gà, cánh gà, thịt gà khác) với trị giá 63,7 triệu USD. Đơn giá bình quân nhập khẩu trước thuế theo kê khai là 0,91 USD/kg (khoảng 19.600 đồng/kg). Trước đó, một số DN nhập khẩu nói rằng, họ không thể nhập khẩu với giá gốc dưới 20.000 đồng/kg.
Ngoài ra, số lượng DN tham gia nhập khẩu thịt gà cũng tăng thêm 2 đơn vị so với 80 DN trong cả năm 2014. Tương tự như năm 2014, trong nửa đầu năm 2015, thịt gà các loại nhập về nước chủ yếu từ Mỹ, Brazil và Hàn Quốc. Cụ thể, gà xuất xứ Mỹ chiếm tới hơn 60% tổng trị giá nhập khẩu mặt hàng này, tiếp đến là Brazil 16% và Hàn Quốc hơn 10%... Tính ra, gà nhập từ Mỹ tăng so với năm 2014 (chưa đến 58% tổng trị giá nhập khẩu), trong khi đó, thịt gà xuất xứ từ Brazil và Hàn Quốc năm trước đều giảm nhẹ, lần lượt là 23% và 11%. Điều đáng chú ý là thịt gà xuất xứ Trung Quốc chiếm tỷ trọng không đáng kể.
Liên quan đến câu chuyện thuế của mặt hàng này, theo tìm hiểu thịt gà thuộc nhóm thuế nhập khẩu ưu đãi, như cánh gà và đùi gà chỉ 20%, gà nguyên con 40%, thịt gà khác từ 20-40%. Ngoài ra, các loại thịt gà này không thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng có thể là động lực kích thích DN tăng cường nhập khẩu.
Có thể bạn quan tâm

Lễ hội Tịch điền vào mỗi mùa xuân dưới chân núi Đọi (xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) có ý nghĩa nhắc chúng ta nhìn nhận đầy đủ hơn đến sự phát triển nông nghiệp bền vững của nông nghiệp trong thời đại ngày nay.

Ngày 6/2, nhiều nông dân tỉnh Sóc Trăng ra đồng thu hoạch lúa Đông xuân chính vụ. Nhờ thời tiết thuận lợi, lúa cho năng suất cao và bán được giá nên nông dân rất phấn khởi.

Giá bán cà phê nhân của nông dân ở thị trường nội địa hiện đang ở mức 34.900 đồng/kg tăng gần 1.400 đồng/kg so với tuần trước (28-1-2014), nhưng nguồn cung trên thị trường vẫn khan hiếm do nông dân giảm lượng bán ra thị trường.

Nếu như ở các nước Brazil, Thái Lan… trong canh tác mía, tỷ lệ cơ giới hóa đạt 80 - 90% thì tại Việt Nam, tỉ lệ cơ giới hóa hiện chỉ ở mức 10 - 20%, chủ yếu ở khâu làm đất.

Cùng với hệ thống sông, suối do thiên nhiên ban tặng, trên địa bàn tỉnh Gia Lai hiện có rất nhiều ao, hồ, đập, nhất là hồ chứa của hệ thống công trình thủy điện, thủy lợi chính là nguồn tiềm năng lớn để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản; từng bước nâng cao tỷ trọng lĩnh vực thủy sản trong cơ cấu ngành nông nghiệp.