Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tây Vinh Phát Triển Chăn Nuôi

Tây Vinh Phát Triển Chăn Nuôi
Ngày đăng: 08/08/2014

Là xã thuần nông, cứ hết mùa vụ thì người lao động ở Tây Vinh (huyện Tây Sơn) tỏa đi làm thuê tứ xứ để kiếm thêm thu nhập. Những năm gần đây, xã đã tập trung phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, tạo công ăn việc làm tại chỗ, giảm dần tình trạng người lao động phải tìm việc làm thêm ở xa nhà.

Theo thống kê, toàn xã hiện có tổng đàn gia súc gia cầm trên 86.840 con, trong đó đàn trâu, bò 2.715 con; đàn heo 6.125 con; đàn gia cầm 78.000 con.

Để giúp người dân phát triển chăn nuôi, xã đã phối hợp tổ chức các lớp tập huấn nâng cao kiến thức chăn nuôi cho bà con; các hội-đoàn thể phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện ký kết ủy thác, tín chấp, hỗ trợ vốn để người dân có vốn đầu tư chăn nuôi. Đặc biệt là công tác tiêm phòng dịch bệnh cho đàn vật nuôi được chú trọng thực hiện có hiệu quả.

Chăn nuôi gia cầm trên địa bàn xã Tây Vinh gồm nuôi nhỏ lẻ, gia trại, trang trại. Hầu hết người chăn nuôi đều tuân thủ quy trình kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng, tiêm phòng đầy đủ, vệ sinh chuồng trại thường xuyên.

Ông Lâm Xuân Định, ở thôn An Vinh 1 cho biết, bằng việc lấy ngắn nuôi dài, đến nay gia đình ông nuôi gà thả vườn với quy mô trên 2.000 con. Sau thời gian nuôi từ 3 tháng đến 3 tháng rưỡi, gà đạt trọng lượng từ 1,2 - 1,6 kg là xuất chuồng, trừ các khoản chi phí, còn lãi 20 - 25 triệu đồng/lứa.

Nhiều hộ ở Tây Vinh đầu tư chăn nuôi heo và bò lai theo hướng hàng hóa. Con bò là một trong những vật nuôi chủ lực giúp người dân Tây Vinh có nguồn thu nhập ổn định, góp phần không nhỏ vào công tác giảm nghèo ở địa phương. Năm 2013, có 30 hộ dân trong xã được Dự án Cạnh tranh nông nghiệp hỗ trợ giống cỏ voi VD6 và phân bón để trồng cỏ làm thức ăn cho bò. 

Ông Nguyễn Văn Cầu, ở thôn An Vinh 2, bộc bạch: Gia đình tui nuôi 4 con bò lai. Được sự hỗ trợ của Dự án Cạnh tranh nông nghiệp tỉnh, tui trồng trên 1,5 sào cỏ voi, đủ cho đàn bò ăn, tăng thêm hiệu quả kinh tế từ chăn nuôi.

Ông Dương Ngọc Hiến, Phó Chủ tịch UBND xã Tây Vinh, cho biết: Nhờ đẩy mạnh phát triển chăn nuôi đã giải quyết được việc làm nông nhàn, góp phần giảm nghèo ở địa phương. Năm 2013, tỉ lệ hộ nghèo của xã giảm xuống còn 11,22%, giảm 2,66% so với năm 2012.

Để ngành chăn nuôi phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, mang lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững, trở thành mũi nhọn trong phát triển kinh tế, góp phần giảm nghèo, xã Tây Vinh tiếp tục tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao nhận thức, chủ động thay đổi phương thức chăn nuôi, khuyến khích bà con phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại, chăn nuôi an toàn sinh học.

Xã cũng khuyến khích các mô hình trồng trọt làm thức ăn cho gia súc, như trồng cỏ voi VD6, để phát triển chăn nuôi; đồng thời phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện hướng dẫn bà con xây dựng hầm Biogas và sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý chất thải chăn nuôi, bảo vệ môi trường.


Có thể bạn quan tâm

Con Tôm Càng Xanh Ngày Càng Tăng Giá Trị Con Tôm Càng Xanh Ngày Càng Tăng Giá Trị

Đồng Tháp là tỉnh có nhiều tiềm năng về kinh tế. Ngoài sản lượng lúa ổn định hàng năm trên 2,8 triệu tấn, thủy sản là thế mạnh thứ hai với chủ lực là con cá tra, mỗi năm xuất khẩu sản phẩm đông lạnh trên dưới 120.000 tấn. Những năm gần đây, con tôm càng xanh được lãnh đạo các địa phương quan tâm với mô hình nuôi trên ruộng lúa mùa nước nổi. Diện tích nuôi tôm ngày càng gia tăng. Giá trị kinh tế từ con tôm càng xanh ngày càng được khẳng định.

21/10/2012
Làm Giàu Từ Chồn Hương Và Cà Phê Chồn Làm Giàu Từ Chồn Hương Và Cà Phê Chồn

Những năm gần đây, mô hình nuôi chồn hương được các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh đầu tư, nhưng nếu chỉ nuôi đơn thuần chồn hương lấy thịt thì hiệu quả không cao. Tại xã Minh Lập (Chơn Thành - Bình Phước), anh Đặng Ngọc Tuân đã gây dựng mô hình nuôi chồn hương lấy thịt, giống, đặc biệt kết hợp sản xuất cà phê chồn mang lại tiền tỷ.

11/05/2013
Bền Bỉ Với Con Tôm Sú Bền Bỉ Với Con Tôm Sú

Điều kiện môi trường bất lợi, hàng trăm người nuôi tôm ở phường 12 (TP. Vũng Tàu) đã bỏ nghề, nhưng nhiều năm nay, tại ao nuôi của ông Lê Quang Hùng guồng quay máy sục khí vẫn hoạt động bền bỉ. Ao nuôi tôm của ông là một trong số ít những điểm sáng trên vùng đất nuôi thủy sản đã bỏ hoang nhiều năm của khu vực này.

04/06/2013
Chăn Nuôi Gà Tàu Theo Hướng An Toàn Sinh Học Tại Huyện Châu Thành (Long An) Chăn Nuôi Gà Tàu Theo Hướng An Toàn Sinh Học Tại Huyện Châu Thành (Long An)

Sở Khoa học và Công nghệ Long An vừa tổ chức hội nghị nghiệm thu kết quả điều tra “Tình hình chăn nuôi, đặc điểm ngoại hình gà tàu và đề xuất quy trình chăn nuôi gà tàu theo hướng an toàn sinh học sẽ thực hiện từ nay đến tháng 10/2013 tại huyện Châu Thành, tỉnh Long An” đây là giai đoạn 1 của đề tài nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu xây dựng mô hình chăn nuôi gà tàu theo hướng an toàn sinh học tại huyện Châu Thành, tỉnh Long An” do phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Châu Thành đăng ký chủ trì thực hiện; tiến sĩ Đoàn Đức Vũ giám đốc Trung tâm Công nghệ Sinh học Nông nghiệp thuộc Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam và kỹ sư Nguyễn Thị Đậm trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Châu Thành làm chủ nhiệm đề tài.

22/10/2012
Trồng Màu Trên Đất Lúa Trồng Màu Trên Đất Lúa

Từ lâu, các nhà khoa học đã khuyến cáo nông dân nên chuyển sang trồng các loại rau màu hoặc luân canh lúa màu trên đất lúa kém hiệu quả.

28/07/2013