Tập Trung Chăm Sóc Rừng Trồng

25/8 là thời điểm toàn tỉnh kết thúc vụ trồng rừng 2013, diện tích trồng đến nay đạt 95% kế hoạch (11.800ha). Mặc dù không đạt 100% kế hoạch nhưng đây cũng là diện tích rừng trồng khá lớn góp phần quan trọng vào việc phát triển 300.000ha rừng phục vụ công nghiệp chế biến gỗ vào năm 2015.
Năm 2013 là năm lý tưởng cho công tác trồng rừng bởi có sự chủ động ngay từ chỉ đạo điều hành xây dựng kế hoạch đến hiện trường thiết kế, giống, đặc biệt là thời tiết thuận lợi cho trồng. Tuy nhiên bên cạnh những địa phương tổ chức trồng rừng tốt hầu như năm nào cũng đạt và vượt diện tích như Ba Bể(104%);
Bạch Thông(106%) thì vẫn còn những địa phương tiến độ triển khai chậm không hoàn thành kế hoạch, dân tự ý bỏ không trồng như Pác Nặm diện tích trồng chỉ đạt 70%; Ngân Sơn 90%. Chính vì vậy thời vụ trồng rừng kéo dài hơn so với kế hoạch gần 2 tháng, trước tình trạng này UBND tỉnh chỉ đạo ngành Nông nghiệp phải thông báo kết thúc trồng rừng trước 25/8.
Năm nay là năm thứ 2 hệ thống các vườn ươm chủ lực và vườn ươm vệ tinh toàn tỉnh được củng cố nên việc cung ứng các loại giống Keo, Mỡ tương đối tốt, tuy nhiên đối với diện tích trồng rừng phân tán khoảng gần 2.000ha ở các huyện thiếu giống chủ yếu là cây xoan. Hiện nay sau khi kết thúc trồng các địa phương chỉ đạo bà con tập trung chăm sóc. Tổng diện tích rừng đã trồng đang trong chu kỳ chăm sóc toàn tỉnh (từ năm thứ hai đến năm thứ tư) là trên 22.500ha, trong đó rừng phòng hộ 1.000ha, còn lại chủ yếu là rừng sản xuất.
Đối với cây keo lai phân cành sớm nếu người dân ít quan tâm đến kỹ thuật chăm sóc sẽ giảm hiệu quả kinh tế, vì vậy trồng rừng theo thiết kế cơ bản phải được chăm sóc 3 năm đầu, các công việc gồm: phát thực bì, chặt bỏ những cành không cần thiết, bón phân. Sau 3 năm cây bắt đầu giao tán, lúc này cây rừng có thể đảm bảo sức cạnh tranh với các loài cây bụi mọc nhanh khác để sinh trưởng thì chỉ thực hiện quản lý bảo vệ rừng. Nếu 3 năm đầu thực hiện tốt thì tỷ lệ thành rừng cũng như sinh khối rừng đạt năng suất cao.
Thời vụ chăm sóc được tiến hành vụ thu vào tháng 9 đến tháng 10 dương lịch và vụ xuân vào tháng 2 đến tháng 3 dương lịch. Đối với cây mỡ cũng chăm sóc tương tự nhưng chú ý đến sâu ong phá hại, hiện nay sâu ong ở giai đoạn sắp nở do vậy người dân cần phát hiện sớm để phòng trừ.
Một trong những vấn đề chậm chễ hiện nay đó là tiến độ giải ngân nguồn vốn chương trình bảo vệ và phát triển rừng, hiện nay toàn tỉnh mới giải ngân được 15% (4,9 tỷ/32,7tỷ đồng). Duy nhất huyện Bạch Thông giải ngân đạt 68%, còn lại các huyện đạt thấp, thậm chí có huyện chưa giải ngân được đồng nào như Pác Nặm, Ngân Sơn. Điều đó chứng tỏ các địa phương thiếu sát sao, quyết liệt hoàn tất các thủ tục để giải ngân trong khi nguồn vốn này không hề vướng mắc trên tỉnh, vốn đầu tư được giao từ đầu năm cho các khoản quản lý, thiết kế, giống.
Trong khi tỉnh đang nỗ lực đề nghị Trung ương cấp thêm nguồn vốn để bảo vệ và phát triển rừng thì các địa phương lại tồn tại một thực trạng đó là chậm giải ngân. Theo chỉ đạo của UBND tỉnh các Ban quản lý dự án phát triển rừng cần nhanh chóng hoàn tất các thủ tục đẩy nhanh tiến độ giải ngân nếu tiếp tuc chậm chễ sẽ kiểm điểm làm rõ trách nhiệm từng đơn vị. Nếu như không giải ngân được đúng kế hoạch tỉnh sẽ rất khó xin Trung ương bổ sung nguồn vốn.
Ngay sau khi kết thúc vụ trồng rừng 2013, kế tiếp công tác chuẩn bị cho vụ trồng rừng năm 2014 đã được các địa phương triển khai. Dự báo năm nay trồng rừng tập trung sẽ rất khó khăn bởi hầu hết các diện tích thuận tiện giao thông dân đã phủ xanh rừng trồng qua các năm, số còn lại chủ yếu ở những nơi xa.
Hiện nay diện tích mà dân đăng ký trồng còn rất khiêm tốn, toàn tỉnh mới được 4.000ha, trong khi kế hoạch là 12.000ha. Một chủ đề mà tỉnh đưa ra đồng thời được chỉ đạo từ năm 2014 đó là bên cạnh trồng rừng tập trung sẽ khuyến khích người dân trồng rừng phân tán huy động sức mạnh của các tổ chức đoàn thể trong đó đoàn thanh niên cơ sở làm lực lượng đi đầu.
Để chuẩn bị cho công tá trồng rừng 2014 UBND tỉnh yêu cầu các huyện rà soát lại toàn bộ quỹ đất, xác định diện tích trồng rừng, sở Tài nguyên & Môi trường đôn đốc việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đồng thời rà lại toàn bộ các dự án trồng rừng đã cấp chứng nhận đầu tư nếu không thực hiện sẽ kiến nghị thu hồi.
Có thể bạn quan tâm

Trong hội thảo gần đây nhất, nhiều thông tin được chia sẻ thẳng thắn với những chủ vườn, cơ quan quản lý là thanh long theo chuẩn VietGAP vẫn đang được mua, tiêu thụ với giá ngang bằng với thanh long được sản xuất bình thường.

Đoàn công tác của tỉnh do Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Hùng dẫn đầu vừa có chuyến thăm, làm việc tại huyện đảo Phú Quý. Trong buổi làm việc với tập thể Ban Thường vụ Huyện ủy Phú Quý, đoàn đã nghe và cho ý kiến về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội quý I/2015; về việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; về công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí và kiểm tra công tác chuẩn bị đại hội Đảng hai cấp tại huyện.

Bình Thuận đến giờ vẫn là “thủ phủ” của thanh long. Muốn hay không, loại cây trồng này đã vực dậy đời sống cho một vùng khó khăn, khởi đầu là Hàm Thuận Nam. Thanh long giống như phương thuốc đặc trị xóa đói giảm nghèo nên đã không ngừng tăng nhanh cả diện tích và sản lượng. Nhưng bền vững hay không đang phụ thuộc vào hướng đi của chính người đang sản xuất ra nó.

Dịp nghỉ lễ kéo dài 6 ngày này đang được xem là cơ hội vàng đối với hoạt động kinh doanh khi sức mua hầu hết các mặt hàng đều tăng mạnh, nhất là nông, thủy sản.

Giá sầu riêng đầu mùa chính vụ loại 1 bán ra tại vườn hiện chỉ 25.000 đồng/kg, giảm mạnh so với mức giá lên tới 100.000-120.000 đồng/kg cách nay ba tháng (nghịch vụ).