Sản Lượng Quýt Giảm 70% So Với Năm 2012

Theo thống kê của UBND thị trấn Mường Khương (Lào Cai), do ảnh hưởng bởi mưa đá từ cuối tháng 3 nên năng suất cây quýt trên địa bàn thị trấn năm 2013 giảm tới 70% sản lượng so với năm 2012.
Hiện, thị trấn Mường Khương có diện tích quýt ngọt là 68 ha, trong đó 20 ha đang cho thu hoạch với sản lượng năm 2012 đạt 180 tấn quả.
Tại huyện Mường Khương, ngoài trung tâm thị trấn huyện thì cây quýt còn phát triển tại các xã: Nậm Chảy, Nấm Lư, Tả Ngài Chồ, Thanh Bình...
Kỳ vọng của ngành nông nghiệp huyện với cây quýt ngọt là rất lớn bởi năng suất và giá trị kinh tế thu đạt 60 đến 80 triệu đồng/ha trong khi vốn đầu tư sản xuất là khá thấp. Khảo sát của cơ quan chuyên môn, huyện Mường Khương có 8 đến 10 xã, thị trấn có điều kiện tự nhiên phù hợp với cây quýt ngọt.
Có thể bạn quan tâm

Được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu và thổ nhưỡng, nên xã cù lao Tân Thuận Đông, TP.Cao Lãnh (Đồng Tháp) không những thích hợp phát triển trồng cây ăn trái mà những loại hoa màu ngắn ngày như cây ớt cũng phát triển rất tốt.

Vụ sản xuất đông xuân 2013 - 2014, trong khi nông dân ở ĐBSCL than phiền về tình trạng giá lúa thấp, khó tiêu thụ… thì ở An Giang có gần 200 hộ trồng lúa Nhật với diện tích 500ha đang trúng mùa, trúng giá.

Ông Phan Lâm Tường, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Đường Bình Định (BISUCO) cho biết, trong tình hình giá đường trên thị trường đang giảm mạnh, nhưng để đảm bảo lợi ích cho nông dân, BISUCO vẫn mua mía nguyên liệu của nông dân với giá 900 ngàn đồng/tấn mía 10 chữ đường.

Đến ngày 15-4, theo số liệu của Chi cục bảo vệ thực vật tỉnh Lạng Sơn, đã có hơn một nghìn ha rừng hồi ở các huyện: Văn Quan, Cao Lộc, Lộc Bình... bị nhiễm bọ ánh kim.

Các hộ nông dân tham gia mô hình đã được các chuyên gia tập huấn kỹ thuật sản xuất lúa giảm phát thải khí nhà kính bằng phương pháp tưới ướt - khô xen kẽ thay vì việc canh tác lúa lúc nào cũng có nước như hiện nay.