Tạo Thuận Lợi Để Ngư Dân Vay Vốn Theo Nghị Định 67

Sáng 27/12, đồng chí Huỳnh Văn Tí - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, đã có buổi làm việc với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để nghe báo cáo kết quả thực hiện Nghị định số 67/2014/NĐ-CP.
Theo ông Nguyễn Hữu Long – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì đến nay đã phê duyệt danh sách đóng mới, nâng cấp tàu cá đã trình UBND tỉnh phê duyệt 82 trường hợp. Huyện Phú Quý có số đăng ký cao nhất với 51 tàu, Phan Thiết 8 tàu, La Gi 22 tàu và Tuy Phong 1 tàu. Trong đó, 71 tàu đóng mới (9 tàu dịch vụ hậu cần và 62 tàu khai thác hải sản xa bờ), nâng cấp, thay mới với tổng kinh phí lên đến 602,51 tỷ đồng.
Hiện Sở tiếp tục trình UBND tỉnh phê duyệt danh sách đăng ký mới, nâng cấp đóng mới 25 trường hợp, nâng tổng số lên 107 trường hợp sửa chữa nâng cấp, đóng mới theo Nghị định 67, dự kiến kinh phí lên 715 tỷ đồng.
Theo đó, đại diện Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết, cùng với UBND tỉnh trong chính sách này là 4 ngân hàng: Nông nghiệp phát triển nông thôn, Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Đầu tư, sẽ hỗ trợ cho ngư dân vay vốn. Tuy nhiên, hiện nay UBND tỉnh đang tiếp tục cùng các bên rà soát những vướng mắc, thủ tục để hỗ trợ cho ngư ngân sớm tiếp cận với nguồn vốn vay.
Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Huỳnh Văn Tí ghi nhận, trong một thời gian ngắn các ngành đã triển khai Nghị định 67 một cách đồng bộ, phối hợp tốt với chính quyền địa phương, các cấp về chính sách liên quan đến nghị định này. Tuy nhiên về mặt tiến độ vẫn còn chậm, trong đó nhiều khó khăn về mặt khách quan như tâm lý ngư dân còn lưỡng lự, hạ tầng luồng lạch hiện nay cũng là trở ngại khi tàu ra vào...
Vậy nên, Bí thư Tỉnh ủy cũng mong rằng trong thời gian đến, các ngành, các cấp tập trung cao các bước tạo điều kiện thuận tiện cho ngư dân tiếp cận với nguồn vốn vay theo Nghị định 67. Qua đó, tiếp tục tuyên truyền về chính sách này để ngư dân có thể nắm rõ những quy định của Nhà nước, chủ trương của Chính phủ trong việc hỗ trợ ngư dân đánh bắt xa bờ.
Đối với các cơ quan chức năng, phải tạo điều kiện thuận lợi nhất về mặt hồ sơ, cán bộ phải đến trực tiếp xem xét, hướng dẫn thủ tục cho ngư dân. Trong giải quyết hồ sơ cần phải khẩn trương để ngư dân được giải ngân trong thời gian ngắn nhất. Đồng thời, nắm bắt những khó khăn, trở ngại kịp thời những phương án giải quyết khó khăn.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian gần đây, tại các chợ dân sinh cũng như vỉa hè Thủ đô xuất hiện rất nhiều điểm kinh doanh “cam Hà Giang”. Loại cam này có đặc điểm vỏ mỏng, màu xanh hoặc xanh ngả vàng, tép cam màu vàng chanh rất bắt mắt, mọng nước và không có hạt.

Theo Hiệp hội Cá tra Việt Nam, trong hai năm 2015 và 2016, Đồng bằng sông Cửu Long sẽ thu hẹp dần diện tích nuôi cá tra cho phù hợp với tình hình tiêu thụ trong và ngoài nước.

Thông thường, các thương nhân Trung Quốc mua gạo tại biên giới Muse và vận chuyển vào nội địa Trung Quốc. Tuy nhiên, gần đây, việc các nhà chức trách liên tục kiểm tra và bắt giữ thương nhân Trung Quốc đã khiến các thương nhân ngừng nhập khẩu gạo từ biên giới Muse.

Tại buổi tọa đàm, GS. Nguyễn Thơ, Phó chủ tịch Hội Bảo vệ thực vật Việt Nam, đã nêu việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật là nguyên nhân làm bộc phát dịch hại và gây nhiễm thuốc bảo vệ thực vật trên nông sản, gây hại đến sức khỏe con người và ảnh hưởng xấu đến môi trường hiện đã ở mức báo động.

“Bao nhiêu năm gắn với nghề nông, tôi cảm nhận sâu sắc một điều, mặc dù là người trực tiếp làm ra hạt lúa nhưng chưa bao giờ chúng tôi có cơ hội quyết định giá sản phẩm mình làm ra. Câu chuyện “tới mùa rớt giá” đã trở thành thông lệ khiến nông dân lao đao. Từ đó tôi quyết tâm tìm một hướng đi mới cho mình, cùng bà con nông dân cải thiện thu nhập”.