Trung Quốc Tạm Ngưng Nhập Khẩu Gạo Tiểu Ngạch Từ Myanmar

Các nhà chức trách Trung quốc đang tiến hành các biện pháp cần thiết để ngăn chặn xuất khẩu gạo tiểu ngạch từ Myanmar qua cửa khẩu biên giới Muse.
Thông thường, các thương nhân Trung Quốc mua gạo tại biên giới Muse và vận chuyển vào nội địa Trung Quốc. Tuy nhiên, gần đây, việc các nhà chức trách liên tục kiểm tra và bắt giữ thương nhân Trung Quốc đã khiến các thương nhân ngừng nhập khẩu gạo từ biên giới Muse.
Hầu hết, gạo được các thương nhân mua được xuất khẩu từ Mandalay thông qua đường cao tốc Mandalay-Muse. Với những biện pháp ngăn chặn hiện tại của Trung Quốc, thương nhân Myanmar cũng đã ngừng xuất khẩu gạo từ Mandalay tới biên giới Muse.
Một số thương nhân Trung Quốc cho biết trên các phương tiện truyền thông địa phương rằng, chính quyền cấm triệt để nhập khẩu gạo qua biên giới.
Việc nhập khẩu gạo tiểu ngạch từ Myanmar là bất hợp pháp vì không có thỏa thuận xuất khẩu chính thức giữa Trung Quốc và Myanmar. Hiện cả hai nước đang quan tâm và nỗ lực hoàn tất thỏa thuận này.
Từ lâu, Trung Quốc đã phàn nàn rằng lượng gạo xuất khẩu bất hợp pháp từ Myanmar ngày càng tăng và lo ngại rằng gạo Myanmar không tuân thủ quy định kiểm dịch thực vật của Trung Quốc. Mới đây, Trung Quốc đã yêu cầu Myanmar đảm bảo tiêu chuẩn quy định về an toàn vệ sinh đối với gạo.
Gần đây, Bộ trưởng Thương mại Myanmar cho biết Myanmar sẽ bắt đầu các cuộc đàm phán với Tổng cục Giám sát chất lượng, Kiểm tra và Kiểm dịch Trung Quốc (AQSIQ) để sớm tìm được khung pháp lý nhằm hợp pháp hóa xuất khẩu gạo Myanmar sang Trung Quốc. Myanmar cũng sẽ nỗ lực ban hành hạn ngạch xuất khẩu để đảm bảo toàn bộ gạo xuất khẩu từ nước này sang Trung Quốc đều hợp pháp.
Ngoài ra, Myanmar cũng đang có kế hoạch hoàn tất Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) với Trung Quốc, kể cả gạo và các nông sản khác.
Theo báo cáo của World Bank công bố hồi tháng 6, xuất khẩu gạo của Myamar sang Trung Quốc tăng gần 125 lần từ 2011 tới nay và phần lớn được xuất khẩu qua biên giới phía bắc. Riêng năm 2013, Myanmar xuất khẩu 747.000 tấn gạo sang Trung Quốc qua cửa khẩu biên giới Muse.
Có thể bạn quan tâm

Đây cũng là tình cảnh chung của nhiều hộ dân nuôi cá bè trên sông Cái trong những ngày qua. Điều đáng nói, đây là những lứa cá mà người dân đang chăm sóc với hy vọng xuất bán vào đợt cao điểm Tết Nguyên đán sắp tới. Trước tình trạng này, nhiều hộ nuôi cá đã bán đổ bán tháo với giá thấp hơn nhiều so với bình thường.

Hiện nay, hầu hết các ao nuôi tôm nước lợ thâm canh và bán thâm canh tại Tiền Giang nói riêng, cũng như các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói chung đang trong giai đoạn phơi ao, cải tạo nền đáy ao, để cắt mầm bệnh. Đối với các đầm tôm quảng canh cải tiến đã ngưng nuôi hơn 1 tháng nay, do không còn nước lợ và tôm thu hoạch hết. Chính vì vậy, hiện nay sản lượng tôm nuôi nước lợ còn rất ít nhưng giá giảm.

Nuôi tôm ở Đông Nam Á vẫn đang bị tàn phá bởi một số dịch bệnh. Hội chứng tôm chết sớm (EMS) tiếp tục ảnh hưởng đến sản xuất, trong khi các dịch bệnh vi bào tử đang gây ra các vấn đề về tăng trưởng.

Hộ anh Nguyễn Quốc Trạng ở ấp Kênh Lớn, xã Đông Thới (Cái Nước, Cà Mau) có hơn 1 ha đất vuông tôm. Đầu năm 2014, anh thả hơn 300 kg sò giống (chi phí 27 triệu đồng). Sau 9 tháng nuôi thu được 137 triệu, trừ chi phí lãi khoảng 100 triệu.

Báo cáo từ Thanh tra Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau, để phòng, chống bơm tạp chất vào tôm nguyên liệu, năm 2014, Thanh tra sở kiểm tra 19 đợt với 30 cơ sở và phương tiện; phát hiện, lập biên bản vi phạm hành chính và xử lý 24 vụ, nộp vào ngân sách Nhà nước 362 triệu đồng. Số vụ vi phạm bơm chích tạp chất vào tôm nguyên liệu được phát hiện và xử lý giảm hơn 56% so với năm 2013.