Đồng Bằng Sông Cửu Long Thu Hẹp Dần Diện Tích Nuôi Cá Tra

Theo Hiệp hội Cá tra Việt Nam, trong hai năm 2015 và 2016, Đồng bằng sông Cửu Long sẽ thu hẹp dần diện tích nuôi cá tra cho phù hợp với tình hình tiêu thụ trong và ngoài nước.
Cụ thể, trong năm 2015, diện tích mặt nước nuôi cá tra trong vùng sẽ còn 5.900ha, giảm 500ha so với năm nay; đến năm 2016 sẽ còn 5.400ha, giảm 500ha so năm 2015.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, ngành thủy sản các tỉnh trong vùng sẽ phổ biến rộng rãi kỹ thuật nuôi theo phương pháp mới nhằm nâng năng suất cá tra bình quân từ 160 tấn/ha hiện nay lên 180 đến 200 tấn/ha để năm 2015 đạt sản lượng trên 1 triệu tấn, năm 2016 đạt 1,2 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt ít nhất 2 tỷ USD mỗi năm.
Các tỉnh sẽ giảm mật độ thả nuôi từ 35-40/con/m2 còn từ 20-25 con/m2; giảm sử dụng thuốc kháng sinh; giảm xả chất thải trong ao nuôi ra sông rạch.
Từ nay đến năm 2016, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đổi mới dây chuyền sản xuất tại các nhà máy hiện có nhằm nâng cao chất lượng thành phẩm, giảm giá thành sản xuất, phấn đấu chế biến từ 600.000 đến 700.000 tấn sản phẩm/năm, trong đó có 10% sản phẩm có giá trị gia tăng cao.
Trên 320 cơ sở sản xuất giống tại 9 tỉnh trong vùng sẽ được nâng cấp để sản xuất 100% cá giống chất lượng cao với số lượng 1,9 tỷ con/năm cung ứng đủ cho người nuôi.
Ông Võ Hùng Dũng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam, cho biết để tạo đầu ra ổn định và mở rộng thị trường tiêu thụ cá tra tại nước ngoài, các bộ, ngành hữu quan và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long cần xây dựng các biện pháp phòng vệ thương mại thích nghi với các tranh chấp thương mại, rào cản kỹ thuật quốc tế, nhất là tại thị trường Mỹ, EU.
Đồng thời đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng tiêu thụ cá tra tại các thị trường tiềm năng như Nga, Trung Quốc, Mexico, Trung Đông, Ấn Độ, ASEAN.
Năm nay, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đã đưa 6.400 ha mặt nước vào nuôi cá tra.
Đến giữa tháng Chín này, các tỉnh đã thu hoạch được trên 4.300ha với sản lượng 776.000 tấn và toàn vùng đã xuất khẩu được trên 490.000 tấn, trị giá 1,27 tỷ USD, đạt 72,5% kế hoạch năm. Ước tính năm nay, kim ngạch xuất khẩu cá tra sẽ đạt 1,8 tỷ USD.
Có thể bạn quan tâm

Bộ NN&PTNT vừa phê duyệt quy hoạch vùng cây ăn quả chủ lực trồng tập trung và định hướng rải vụ một số cây ăn quả Nam bộ đến năm 2020. Theo đó, Bộ NN&PTNT đã chọn 12 loại cây ăn quả chủ lực, trong đó có 5 loại cây được trồng rải vụ. Tổng diện tích cây ăn quả chủ lực trồng tập trung đến năm 2020 là 257.000ha, bao gồm 12 loại cây ăn quả chủ lực như: Thanh long, xoài, chôm chôm, sầu riêng, vú sữa, bưởi, nhãn, chuối, thơm, cam, mãng cầu và quýt.

Chúng tôi rất ấn tượng khi đến tham quan trang trại “sản xuất, chăn nuôi tổng hợp” của kỹ sư ngành công nghệ thông tin Nguyễn Thanh Tuấn ở thôn Thái Xuân, xã Tam Hiệp, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.

Trước đây, một số nông dân ở huyện Tam Nông (Đồng Tháp) tận dụng các ao, hầm, đìa bàu, mương vườn… cạnh nhà trồng sen chỉ để làm cảnh cho đẹp. Nhưng, từ khi thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng sao cho phù hợp với từng vùng sinh thái và tạo nguồn thu nhập bền vững cho nông dân, nhiều hộ nông dân ở các xã Phú Đức, Phú Cường, thị trấn Tràm Chim...

Gần một tháng nay, bệnh trên heo liên tục xảy ra ở nhiều địa phương như TP Tuy Hòa, các huyện Đông Hòa, Phú Hòa... tỉnh Phú Yên. Để “chống lại” bệnh, các hộ chăn nuôi vội bán chạy đàn, trong khi ngành chức năng gặp khó khăn trong quản lý.

Trước thực trạng dịch cúm gia cầm đã tái phát và xuất hiện tại năm tỉnh gồm Quảng Bình, Hà Tĩnh, Hải Phòng, Ninh Bình và Nam Định, Cục Thú y đã ban hành văn bản số 1286/TY-DT hướng dẫn sử dụng vắcxin phòng bệnh cúm gia cầm do Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thuốc thú y trung ương (Navetco) sản xuất.