Tạo Chuỗi Liên Kết Giá Trị Cho Con Tôm

Ngày 23/11, Sở NN&PTNT phối hợp với Tổ chức Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) Việt Nam tổ chức Hội nghị “Kết nối doanh nghiệp chế biến - xuất khẩu thuỷ sản với người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Cà Mau”.
Thời gian qua, việc giải quyết mối quan hệ cung - cầu sản phẩm tôm nuôi giữa người sản xuất với doanh nghiệp phải trải qua nhiều trung gian, tiềm ẩn nhiều rủi ro về chất lượng sản phẩm, ảnh hưởng xấu đến xuất khẩu của các doanh nghiệp, hậu quả trực tiếp là người nuôi tôm gánh chịu.
Tại hội nghị, đại diện hợp tác xã, tổ hợp tác và doanh nghiệp cùng thảo luận, thống nhất một số nội dung về hợp đồng kinh tế giữa các bên. Đó là các điều kiện các bên cần tuân thủ, quy cách chất lượng giao nhận, cơ chế kiểm tra dư lượng kháng sinh trước khi thu hoạch, phương thức thanh toán cùng với các cam kết chung… Với sự thống nhất ý kiến, hợp đồng kinh tế này sẽ tạo ra chuỗi giá trị cho con tôm Cà Mau trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm

Từ bãi cát hoang hóa, nhiều hộ dân ở thôn Bắc Văn (Thạch Văn, Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã biến thành vùng chăn nuôi gà tập trung cho thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm.

Ngoài giờ lên lớp, thầy Lê Minh Thuận (H.Tam Bình, Vĩnh Long) dành thời gian chăm sóc vườn dừa dứa xen lẫn bưởi da xanh, mang lại lợi nhuận trên 300 triệu đồng

Bón bằng phân sinh khối giun quế. Theo chu kỳ, toàn bộ diện tích này được chủ nhân phun bằng dung dịch ngâm giun quế và các chế phẩm sinh học.

Ông Lê Văn Hùng (Vĩnh Long) là một công nhân nhưng có máu đam mê trồng trọt. Sau một thời gian mưu sinh ở TP.HCM, ông đã về quê gắn bó với cây trái miệt vườn.

Về nguồn thức ăn cho đàn ba ba, hiện nay mỗi ngày anh Quang cho 300.000 con ba ba giống và ba ba thịt thương phẩm ăn 2 lần trong ngày