Mua mía nguyên liệu giá cao hơn vụ trước

Vụ mía đường năm nay, công ty sẽ mua mía cao hơn năm trước khoảng 140 ngàn đồng/tấn.
Cụ thể, mía mua tại bàn cân nhà máy loại 10 chữ đường là 1.050.000 đồng/tấn và 950 ngàn đồng/tấn loại 10 chữ đường tại ruộng.
Với những loại mía không đủ 10 chữ đường thì cứ kém 1 chữ đường sẽ trừ 95 ngàn đồng/tấn.
Vừa qua, Công ty cổ phần mía đường La Ngà mới đầu tư 30 tỷ đồng để nâng công suất ép mía lên 2.500 tấn/ngày.
Tuy nhiên, do 2 năm liền giá mía hạ sâu nên diện tích vùng nguyên liệu giảm mạnh, lượng mía ép trong vụ dự tính chỉ đạt 190 ngàn tấn, thấp hơn vụ trước khoảng 35 ngàn tấn.
Có thể bạn quan tâm

Vụ tôm năm nay, tỉnh Quảng Ngãi thả nuôi hơn 400 ha tôm thẻ chân trắng, trong đó, huyện Đức Phổ chiếm hơn một nửa. Những ngày qua nắng nóng gay gắt, nhiều người lo ngại tôm bị bệnh đã thu hoạch sớm.

Hiện nay, người nuôi tôm nước lợ các địa phương ven biển vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang rất khó khăn do dịch bệnh trên tôm nuôi bùng phát, trong khi giá tôm vụ nghịch giảm mạnh. Trước đó, thời tiết diễn biến phức tạp gây bất lợi cho tôm nuôi, khiến cho lịch thời vụ thả tôm giống chậm hơn so với các năm trước.

Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, ước tổng sản lượng thủy sản tháng 4 đạt 584 nghìn tấn, tăng 3,3% so với cùng kỳ 2014. Lũy kế từ đầu năm, tổng sản lượng thủy sản ước đạt 1,8 triệu tấn, tăng 3,2% so với cùng kỳ 2014.

Hiện nay, 2/3 trong tổng số gần 700 tàu cá của tỉnh Phú Yên đã chuyển sang các nghề khai thác khác. Đầu năm đến nay, nghề câu cá ngừ đại dương ở tỉnh Phú Yên liên tục gặp khó khăn do chi phí chuyến biển tăng cao, bến cảng ra vào bất lợi.

Đến hết tháng 4/2015, diện tích nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh Bình Thuận đạt 231,1ha, giảm 4,6ha so cùng kỳ năm trước. Diện tích nuôi thả bị thu hẹp do bước vào mùa nắng nóng thời tiết khô hạn làm cho nguồn nước bốc hơi nhanh, độ mặn tăng, môi trường nước biến động, độ PH thay đổi.