Tăng Cường Xử Lý Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Trên Cát Trái Phép

Tại Quảng Nam, những giải pháp mạnh tay đã được đưa ra nhằm ngăn chặn việc phá rừng phòng hộ ven biển để nuôi tôm.
Trung bình mỗi ha diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng cho lãi khoảng vài trăm triệu đồng/năm. Thời gian qua, nuôi tôm đã giúp cho nhiều hộ nông dân từ huyện Thăng Bình đến huyện Núi Thành của tỉnh Quảng Nam thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Phong trào nuôi tôm trên cát vì thế đã lan tỏa khắp cả dải ven biển vùng Đông Quảng Nam. Tuy nhiên, sự hình thành các hồ tôm tự phát như thế không chỉ gây lo ngại về môi trường, mà còn phá vỡ cảnh quan môi trường ven biển vốn dành cho du lịch - dịch vụ và tàn phá hàng trăm ha rừng phòng hộ.
Trước mắt, để ngăn chặn nạn phá rừng phòng hộ, một số địa phương đã triển khai các biện pháp nghiêm cấm, vận động các hộ nuôi trái phép phải dở bỏ, hoàn thổ sau khi vụ mùa kết thúc. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời, về lâu dài xem ra đây quả là việc rất khó khăn.
Gần đây, dư luận đã dồn dập chỉ trích những người dân chỉ thấy lợi trước mắt mà quên đi hậu quả phải gánh chịu về lâu dài. Tuy nhiên, xét về bản chất của vấn đề mới thấy: Việc làm giàu chính đáng bằng mồ hôi và nước mắt hòng thay đổi cuộc sống của người dân nơi đây rất cần sự tiếp sức của các ngành, các cấp chính quyền.
“Trước mắt chúng tôi sẽ tiến hành rà soát hiện trạng sử dụng đất rừng phòng hộ và sẽ cấp sổ đỏ cho dân, nghiêm cấm người dân tự phát phá rừng… Về lâu dài chúng tôi sẽ quy hoạch vùng nuôi tôm, đưa người dân vào đó sản xuất và bắt buộc phải ký cam kết với địa phương”, ông Nguyễn Ngọc Quang - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, cho hay.
Trong chiến lược phát triển kinh tế biển đảo, việc giúp cho người dân bám biển, phát triển kinh tế ven biển đã được tỉnh Quảng Nam đặc biệt chú ý và xem đây sẽ là mắt xích quan trọng để củng cố sức mạnh nền quốc phòng toàn dân. Vì thế, việc giúp người dân vùng ven biển thay đổi cuộc sống gắn với bảo vệ môi trường bền vững đã đến lúc cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng hơn.
Có thể bạn quan tâm

Xã Nhơn Nghĩa A, huyện Châu Thành A (Hậu Giang) có diện tích vườn cây ăn trái 480ha, trong đó cây nhãn hơn 90ha. Diện tích nhãn này trước đây đều bị bệnh chổi rồng thiệt hại năng suất từ 30-100%. Nhờ ứng dụng hiệu quả kỹ thuật phòng chống bệnh nên năm nay phần lớn vườn nhãn ở xã đều khỏi bệnh từ 80-95%.

Mấy ngày qua, rất nhiều người hiếu kỳ đã tìm đến nhà bà Nguyễn Thị Cau (57 tuổi, trú tổ 14, phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng) để chiêm ngưỡng củ khoai lang tím “khổng lồ” và có hình thù kỳ lạ (ảnh), nặng gần 3kg và có hình giống với trái dừa xiêm.

Những năm gần đây, người nuôi cá bè trên sông Vàm Cỏ Đông luôn thắc thỏm lo âu trước tình trạng ô nhiễm nguồn nước sông. Ông Nguyễn Văn Thấy (73 tuổi), ngụ tổ 3, ấp Voi, xã An Thạnh, huyện Bến Cầu (khu vực hạ du cầu Gò Dầu) là một trong những người nuôi cá bè lâu năm ở đây. Ông Thấy quê ở An Giang, lên Tây Ninh mưu sinh từ 20 năm trước. Lúc mới về đây, gia đình ông hoàn toàn trắng tay, chỉ có chiếc ghe nhỏ cũ vừa là “nhà”, vừa là phương tiện đánh bắt cá kiếm sống.

Cơn lũ bất ngờ đêm 16-11 làm nhiều người dân không kịp trở tay. Chỉ trong phút chốc, nhiều hộ dân ở huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng - nơi bị thiệt hại nặng nề của trận lũ - phải chịu cảnh trắng tay vì lũ…

Sau một thời gian tạm lắng, đến nay tình trạng người dân đăng đặt đáy rớ, ngư lưới cụ, chướng ngại vật, khai thác thủy sản trái phép trong phạm vi vùng nước cảng biển, luồng tàu, vùng quay trở tàu Cảng Chân Mây lại tái diễn, gây cản trở giao thông đường thủy, làm thiệt hại về kinh tế cho các đơn vị, tàu thuyền đăng ký kinh doanh, hoạt động tại bến cảng này.