Tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng con giống, thuốc, thức ăn thủy sản

Đến nay, toàn tỉnh có trên 21.000 hộ thả nuôi gần 2,4 tỷ con tôm sú và thẻ chân trắng trên diện tích hơn 19.200ha, khoảng 80% diện tích thả nuôi theo hình thức quảng canh, quảng canh cải tiến; 3.988ha diện tích thả nuôi thâm canh, bán thâm canh, diện tích còn lại đang trong giai đoạn xử lý, cải tạo ao hồ. Điều đáng quan tâm, hiện tôm nuôi có trên 313 triệu con ở các huyện bị thiệt hại, với diện tích 2.245ha, tương đương với 3.064 hộ.
Trong đó huyện Duyên Hải và Cầu Ngang có tôm nuôi bị thiệt hại nhiều nhất, chiếm hơn 20% diện tích thả nuôi, đa phần tôm nuôi bị thiệt hại đều ở giai đoạn từ 20 - 45 ngày tuổi. Nguyên nhân tôm nuôi bị thiệt hại do nhiệt độ không ổn định, nắng nóng kéo dài, môi trường biến động nên dẫn đến tôm nuôi bị bệnh đốm trắng, hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính...
Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kim Ngọc Thái chỉ đạo: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Nuôi trồng thủy sản phối hợp chặt chẽ với UBND, phòng NN - PTNT các huyện tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chất lượng con giống, thuốc, thức ăn thủy sản; thực hiện dứt điểm công tác thủy lợi nội đồng từ nay đến hết ngày 30/5/2015 để phục vụ cho vụ lúa hè - thu, nuôi trồng thủy sản.
Đối với các vùng nuôi tôm, các sở, ngành tỉnh phối hợp tốt với UBND các huyện chỉ đạo các xã khắc phục tình trạng tôm chết, xử lý ao hồ, môi trường, đặc biệt là phân bổ 30 tấn hóa chất chlorine từ nguồn dự phòng của tỉnh hỗ trợ những vùng nuôi trọng điểm có tôm nuôi bị thiệt hại nhiều. Đồng thời chuẩn bị tốt các điều kiện để thả nuôi vụ tiếp theo; khuyến cáo nông dân thả nuôi rải vụ; chú ý tập trung chăm sóc ao hồ có tôm nuôi đang phát triển; tăng cường cán bộ hỗ trợ kỹ thuật nuôi tôm giúp nông dân 02 huyện Duyên Hải và Cầu Ngang để kịp thời báo cáo nhằm chủ động xử lý khi có dịch bệnh xảy ra.
Đối với các dự án, công trình trọng điểm cần tập trung đẩy nhanh tiến độ đáp ứng nhu cầu của người dân. Đồng thời chỉ đạo, Sở NN - PTNT phối hợp với các ngành liên quan nghiên cứu giải pháp tháo gỡ tuyến kênh nội đồng ở xã Long Vĩnh để kịp thời đẩy nhanh tiến độ phục vụ sản xuất đạt hiệu quả hơn.
Có thể bạn quan tâm

Phòng nuôi trồng thủy sản của Trung tâm Phát triển Nghề cá Đông Nam Á (SEAFDEC) đã phát triển công nghệ nuôi cua lột (cua bùn), đang có giá tăng cao trên thị trường. Cua giống để nuôi được thu hoạch từ thiên nhiên. Tuy nhiên, việc sử dụng cua giống từ các trại ương đang được khuyến khích để giảm khai thác từ nguồn lợi tự nhiên.

Iceland không phải thành viên của EU nên được XK vào Nga. Phía Iceland có các nhà cung cấp trong khi nhu cầu mua mới xuất hiện ở Nga. Các mặt hàng XK chính của Iceland sang Nga là thủy sản và sản phẩm từ cá, và Iceland hy vọng việc cung cấp sản phẩm này phát triển.

Theo đại diện Liên minh Nuôi trồng thủy sản toàn cầu (GAA), thiếu đầu tư tài chính vẫn còn là thách thức lớn cho ngành nuôi trồng thủy sản toàn cầu.

Năm ngoái, iPrisco, một trong những nhà sản xuất điệp lớn nhất của Peru, đã XK 2.500 tấn điệp đông lạnh. Công ty này có 60% lượng hàng XK sang châu Âu và 40% XK sang Mỹ. Doanh số bán hàng của công ty phản ánh xu hướng chung của XK điệp Peru. Hai thị trường chính là Pháp – với điệp trứng và Mỹ- với loại không trứng.

Ngành tôm Thái Lan dự kiến sẽ đạt sản lượng “lạc quan” 200.000 tấn năm 2014 do người nuôi chủ yếu sản xuất tôm cỡ nhỏ và tổng sản lượng nửa đầu năm này giảm 38% so với cùng kỳ năm ngoái xuống còn 82.050 tấn.