Giá Tôm Tăng Cao, Nhiều Hộ Dân Thu Bạc Tỷ

Trong khoảng hơn nửa tháng trở lại đây, giá tôm sú và tôm thẻ chân trắng (tôm nước lợ) trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng tiếp tục tăng và hiện đứng ở mức cao.
Cũng như mọi năm, sau Tết Nguyên đán thường là thời điểm nguyên liệu tôm chế biến khan hiếm nên giá tôm được đẩy lên cao.
Nhiều hộ dân nhờ giá tôm tăng mạnh đã thu bạc tỷ chỉ trong thời gian 2-3 tháng thả nuôi với loại tôm thẻ chân trắng.
Theo tìm hiểu của phóng viên, nhiều hộ nuôi tôm tại thị xã Vĩnh Châu, Trần Đề, Mỹ Xuyên thu hoạch tôm với giá được các thương lái về tận ao thu mua cao hơn so với trước Tết Nguyên đán khoảng 5.000 đồng/kg.
Trong mấy ngày qua, giá tôm thẻ chân trắng loại 50 con/kg, được bán ở mức 180-190.000 đồng/kg, loại 60 con/kg có giá 165-170.000 đồng/kg, còn loại tôm kích cỡ nhỏ khoảng 100 con/kg cũng có giá tới 120.000 đồng/kg (tăng trung bình từ 20-30.000 đồng/kg so với thời điểm cùng kỳ năm trước.
Đối với tôm sú loại 20 con/kg, giá đứng ở mức 285-300.000 đồng/kg, còn tôm sú loại 30 con/kg giá 245-250.000 đồng/kg (trung bình giá tôm sú hiện nay cũng cao hơn cùng kỳ khoảng trên 30.000 đồng/kg).
Theo dự báo của Hiệp hội Chế biến thủy sản Việt Nam, nhiều khả năng từ nửa cuối tháng Ba tới, giá tôm mới hạ nhiệt do tôm nguyên liệu Thái Lan đang đà hồi phục.
Do giá tôm tăng cao nên người nuôi tôm Sóc Trăng đang tích cực cải tạo ao vuông tiếp tục thả nuôi cả tôm thẻ chân trắng và tôm sú.
Hiện toàn tỉnh đã thả được trên 4.600ha tôm nước lợ, trong đó chủ yếu là tôm thẻ với khoảng 4.200ha, còn lại là tôm sú.
Với những diện tích thả sớm, người nuôi đã thu hoạch được trên 700ha tôm thẻ do có thời gian nuôi nhanh thu hoạch hơn, chỉ 80-100 ngày là thu hoạch.
Tuy nhiên, do nuôi ồ ạt nên việc chăm sóc, cải tạo chưa kỹ, cộng với nguồn giống tôm chưa đảm bảo nên trong những ngày nắng nóng gần đây, hiện tượng tôm tốt chết đã có dấu hiệu gia tăng. Đã có gần 1.300ha tôm chết, chủ yếu là tôm thẻ, chiếm tới 28% diện tích thả nuôi, tập trung nhiều nhất là ở huyện Mỹ Xuyên và thị xã Vĩnh Châu.
Ngành nông nghiệp của tỉnh đã khuyến cáo các hộ nuôi tạm ngưng thả giống ở những vùng trọng điểm dịch bệnh và thận trọng xem xét các yếu tố thời tiết, môi trường nguồn nước xung quanh trước khi thả nuôi...
Có thể bạn quan tâm

Tại một số chợ ở TP HCM, giá thanh long trước kia rớt giá thê thảm, chỉ còn 3.000-4.000 đồng/kg thì nay đã lên 10.000-17.000 đồng/kg (tùy loại), tức tăng giá đến hơn 4-5 lần. Măng cụt ĐBSCL và Lái Thiêu (Bình Dương) lần đầu tiên măng cụt đạt mức 30.000-45.000 đồng/kg, cao nhất trong năm thay vì chỉ có 20.000 – 25.000 đồng/kg so với tháng trước.

Đó là anh Phan Cẩn, ở thôn Ngọc Sơn Bắc, xã Hoài Thanh Tây, huyện Hoài Nhơn. Bằng sự cần cù lao động, ham học hỏi, biết áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, chăn nuôi, hàng năm anh có thu nhập từ nuôi bò, heo và trồng trọt trên 150 triệu đồng.

Hiện nay, tranh thủ nước lũ trong nội đồng đang rút nhanh, nông dân trong tỉnh đang khẩn trương tổ chức xuống giống gần 75.000 ha lúa đông xuân. Tỉnh khuyến khích nông dân áp dụng đồng bộ các giải pháp thâm canh, để phấn đấu đạt năng suất bình quân 70,54 tạ/ha và sản lượng cả vụ trên 525.000 tấn lúa.

Mặc dù thời tiết không thuận lợi ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, nhưng 6 tháng qua, UBND huyện Vân Canh đã bám sát chỉ đạo của UBND tỉnh, các nghị quyết của Huyện ủy, HĐND huyện về nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2014. Nhờ vậy, kết quả phát triển kinh tế của huyện tăng trưởng khá so với cùng kỳ năm trước.

Theo thống kê của UBND huyện Yên Thế, tổng đàn gà trên địa bàn hiện đạt 3,9 triệu con với khoảng 12 nghìn hộ chăn nuôi. 11 tháng qua, Yên Thế đã cung cấp hơn 7,6 triệu con gà (tương đương 13 nghìn tấn thịt) ra thị trường Hà Nội, Bắc Giang, Hải Dương, Nam Định...