Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tận Dụng Đất Đồi Gò Đầu Tư Nuôi Bò

Tận Dụng Đất Đồi Gò Đầu Tư Nuôi Bò
Ngày đăng: 03/03/2014

Trong những năm gần đây, phong trào phụ nữ đầu tư chăn nuôi bò phát triển khá mạnh ở thôn Hòa Hiệp, xã Bình Tường (Tây Sơn - Bình Định). Ngoài cây lúa thì lợi nhuận từ nuôi bò là nguồn thu chính của nhiều hộ dân ở đây để trang trải cuộc sống.

Chị Châu Thị Láng, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn Hòa Hiệp, cho biết: Toàn thôn có 300 hội viên phụ nữ thì hầu như các hộ có hội viên đều có chăn nuôi bò, nhà nuôi ít nhất là 3 con, nhiều nhất là 15 con. Nhờ chăn nuôi bò mà nhiều hộ gia đình ở đây có điều kiện cho con cái ăn học đầy đủ, có tiền xây cất nhà cửa và chi phí trong gia đình khi cần số tiền lớn. Nhiều năm nay, có nhiều hộ gia đình thoát nghèo cũng nhờ chăn nuôi bò.

Chị Trần Thị Mỹ Thúy, ở xóm 2, thôn Hòa Hiệp vui vẻ cho biết, từ khi chị lập gia đình đến nay gần 20 năm là cũng chừng ấy thời gian gia đình sinh sống dựa vào sản xuất nông nghiệp. Chị nói: “Ở đây, đất đai bạc màu, mỗi năm chỉ làm 1-2 vụ lúa mà năng suất rất thấp. Do khó khăn về nước tưới nên đồng ruộng thường bỏ không. Vì vậy, gia đình tôi tận dụng đất đồi gò chuyển sang đầu tư nuôi bò để tạo nguồn thu nhập cho gia đình”.

Hiện nay trong nhà chị Thúy có 10 con bò lớn nhỏ, hàng năm chị bán từ 1 đến 2 con, thu về trên 20 triệu đồng. Nhờ có nguồn thu nhập từ bán bò, chị Thúy mới có thể chu cấp cho 2 con đang theo học ĐH và CĐ tại TP Hồ Chí Minh. “Ngoài chăn nuôi bò, gia đình tôi còn nuôi thêm heo, gà, vịt, tuy nhiên bò vẫn là vật nuôi đem lại nhiều lợi ích nhất và hiệu quả kinh tế cũng cao nhất”, chị Thúy nhận xét.

Không chỉ vậy, để giúp đỡ nhau phát triển chăn nuôi bò, ở xóm 3, thôn Hòa Hiệp từ 10 năm nay đã hình thành và duy trì mô hình vần đổi công cho nhau chăn thả bò.

Hiện ở xóm này có vài nhóm, mỗi nhóm tập hợp 3 - 4 hộ chăn nuôi bò, thay phiên nhau mỗi ngày cắt cử một người thả bò lên núi cho ăn, đến chiều thì lùa về. Lợi ích từ mô hình này là giúp cho các hộ tiết kiệm được nhiều thời gian để làm những công việc khác.

Để duy trì và phát triển phong trào chăn nuôi bò, trong năm 2013, Chi hội Phụ nữ thôn Hòa Hiệp đã tín chấp cho 20 chị vay 526 triệu đồng của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, mỗi chị vay từ 25-30 triệu đồng để đầu tư chăn nuôi bò. Nhờ vậy đàn bò của thôn Hòa Hiệp đến nay đã phát triển lên trên 2.000 con, trong đó bò lai chiếm trên 85% tổng đàn.


Có thể bạn quan tâm

Trồng Xen Cây Ăn Quả, Cây Rừng Trong Vườn Cà Phê: Một Cách Làm, Nhiều Lợi Ích Trồng Xen Cây Ăn Quả, Cây Rừng Trong Vườn Cà Phê: Một Cách Làm, Nhiều Lợi Ích

Để khai thác hiệu quả diện tích đất sản xuất, nâng cao thu nhập, tái tạo môi trường sinh thái thích hợp cho cây cà phê, nhiều hộ nông dân trong tỉnh đã chọn giải pháp trồng xen các loại cây ăn quả, cây rừng vào vườn cà phê. Cách làm này thực sự đã mang lại lợi ích nhiều mặt cho bà con nông dân.

29/10/2014
Công Nghệ Chế Biến, Bảo Quan Nông Sản Sau Thu Hoạch Còn Bỏ Ngỏ Công Nghệ Chế Biến, Bảo Quan Nông Sản Sau Thu Hoạch Còn Bỏ Ngỏ

Chế biến, bảo quản nông sản sau thu hoạch là một trong những khâu quan trọng nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa, tăng tính cạnh tranh cho nông sản khi xuất bán ra thị trường. Tuy nhiên, hiện nay, phần lớn người dân và các cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh vẫn thực hiện mua bán, thu hoạch bằng phương thức cũ, không theo quy trình nên đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến giá trị sản phẩm nông sản.

29/10/2014
Đẩy Mạnh Thực Hiện Chương Trình Tái Canh Cà Phê Đẩy Mạnh Thực Hiện Chương Trình Tái Canh Cà Phê

Theo Sở Nông nghiệp - PTNT, toàn tỉnh hiện có trên 117.357 ha, sản lượng ước đạt trên 230.000 tấn. Tuy nhiên, việc phát triển cà phê trên địa bàn tỉnh chưa mang tính bền vững, chưa phát huy hết tiềm năng về đất đai, khí hậu để nâng cao năng suất, chất lượng.

29/10/2014
Khi Giá Mủ Cao Su Xuống Thấp Nhiều Nông Dân Vẫn Chú Trọng Chăm Sóc Vườn Cây Khi Giá Mủ Cao Su Xuống Thấp Nhiều Nông Dân Vẫn Chú Trọng Chăm Sóc Vườn Cây

Tuy nhiên, từ đầu năm 2014 đến nay, giá cao su trong nước liên tục giảm, hiện nay, giá cao su được tư thương thu mua trên địa bàn cũng chỉ mức 5.000 đồng-6.000 đồng/kg mủ nước dạng chén nên năm nay coi như gia đình thất thu. Nhưng không vì thế mà chị bỏ bê việc chăm sóc vườn cây.

29/10/2014
Hỗ Trợ Trên 24 Tỷ Đồng Phát Triển Kinh Tế Tập Thể Hỗ Trợ Trên 24 Tỷ Đồng Phát Triển Kinh Tế Tập Thể

Số tiền này được bổ sung vào nguồn vốn sản xuất kinh doanh hàng tiểu thủ công nghiệp, đan lát xuất khẩu; sản xuất cơ khí phụ trợ; cung ứng vật tư nông nghiệp; bao tiêu sản phẩm nông nghiệp; thu gom rác thải sinh hoạt, san lấp mặt bằng làm đường giao thông nông thôn; đưa rước công nhân khu công nghiệp; trồng trọt; chăn nuôi gia súc-gia cầm-thủy sản (số dư nợ trợ vốn đến cuối tháng 9 là trên 34 tỷ đồng).

29/10/2014