Quản Lý Và Phát Triển Nhãn Hiệu Tập Thể Nấm Thái Nguyên

Ngày 27-11, Hội nông dân tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Sở Khoa học - Công nghệ tổ chức Hội nghị quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể “Nấm Thái Nguyên”. Tham dự có 70 hộ sản xuất nấm tại 5 xã, thị trấn gồm: Phấn Mễ, Động Đạt, Yên Trạch, Đu và Giang Tiên.
Tại Hội nghị, các hộ trồng và sản xuất nấm trên địa bàn huyện Phú Lương đã được thông tin về nhãn hiệu và quản lý sử dụng nhãn hiệu tập thể “Nấm Thái Nguyên”, hiệu quả bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Nấm Thái Nguyên”, điều kiện đăng ký sử dụng nhãn hiệu tập thể “Nấm thái Nguyên”, quyền hạn và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đựơc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể “Nấm Thái Nguyên”…
Theo thông tin đưa ra tại Hội nghị, khi nhãn hiệu “Nấm Thái Nguyên” được bảo hộ sẽ nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, đồng thời góp phần nâng cao giá trị sản phẩm nấm lên từ 20 đến 30% so với các sản phẩm nấm thông thường không được sử dụng nhãn hiệu. Những năm gần đây, việc trồng nấm ăn, nấm dược liệu đã trở thành nghề có thu nhập ổn định với nhiều nông dân trong tỉnh. Mỗi năm, nghề này tạo việc làm cho khoảng 18.000 lao động nông thôn, tạo ra một lượng sản phẩm nấm khá lớn, khoảng 2.000 tấn/năm, tương đương với khoảng 50 tỷ đồng.
Để nghề trồng nấm phát triển, từ năm 2010 đến năm 2015, UBND tỉnh đã hỗ trợ 7,8 tỷ đồng cho nông hộ và những người trực tiếp sản xuất đồng thời có nhiều chính sách ưu đãi, tạo cơ hội thuận lợi cho người trồng nấm đầu tư vốn vào sản xuất ở quy mô lớn. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng còn tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật trồng, chăm sóc nấm cho nông dân; tổ chức cho nông dân đi thăm quan các mô hình trồng nấm trong và ngoài tỉnh.
Có thể bạn quan tâm

Giá đường tại Việt Nam thuộc loại cao nhất thế giới. Thế nhưng người trồng mía gặp chồng chất khó khăn, thua lỗ, diện tích trồng mía teo tóp dần. Theo cam kết hội nhập, thuế nhập khẩu đường vào Việt Nam bằng 0% vào năm 2018, ngành mía đường Việt Nam trước áp lực cạnh tranh ngay trên sân nhà là rất lớn!

Trong khi các loại cây trồng chủ lực như cao su, cà phê, điều… đều cho thu nhập bấp bênh thì cây hồ tiêu vốn được mệnh danh là “cây tỷ phú” lại càng có cơ hội để nổi lên và hấp dẫn nhà nông hơn bao giờ hết. Nhà nhà đua nhau trồng tiêu khiến cho thị trường cây hồ tiêu giống trở nên phức tạp.

Sau vụ hành tím rớt giá, khó tiêu thụ, nay nông dân Vĩnh Châu (Sóc Trăng) đã giảm bớt diện tích trồng hành, chuyển sang các cây trồng khác cho thu nhập ổn định hơn.

Sáng 24/6, tại xã Ea Trol (huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên), Trung tâm Dạy nghề hỗ trợ nông dân (Hội Nông dân tỉnh) đã tổ chức khai giảng lớp nghề nuôi và phòng trị bệnh trâu bò cho 31 nông dân trên địa bàn xã.

Liên hoan Thanh niên nông thôn toàn quốc lần thứ II-2015 được tổ chức từ ngày 18 đến 20-6 tại Hà Nội là nơi giao lưu, gặp gỡ, chia sẻ kinh nghiệm xây dựng NTM. Đặc biệt, dịp này, 150 thanh niên nông thôn trong toàn quốc có thành tích đặc biệt xuất sắc trong sản xuất, kinh doanh vinh dự được nhận giải thưởng Lương Định Của. Năm 2015, trong 6 người được Tỉnh Đoàn gửi hồ sơ xét giải, duy nhất Nguyễn Minh Dương, chủ trang trại VAC rộng 6ha, xóm 8, xã Xuân Đài, Xuân Trường, Nam Định được vinh danh.