Tam Nông Chăn Nuôi Theo Hướng Tăng Giá Trị, Hiệu Quả

Cùng với trồng trọt, huyện Tam Nông đã và đang tập trung phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng giá trị, hiệu quả, tập trung ở các hộ có điều kiện về mặt bằng, đầu tư vốn, ứng dụng kỹ thuật giống, thức ăn, phòng trị bệnh. Theo số liệu điều tra đầu năm 2013 toàn huyện có trên 213.100 con trâu, bò giảm gần 30% so với năm 2008; đàn lợn 30 ngàn con, tăng gần 1.900 con; đàn gia cầm có 780 ngàn con, tăng gần 150 ngàn con.
Tuy số lượng đàn gia súc giảm hơn các năm trước nhưng chất lượng đàn tăng cao. Cụ thể như đàn bò có 10.500 con, bằng 68% về tổng đàn so với năm 2008, nhưng tỷ lệ bò lai sind chiếm trên 95% và tăng gần gấp ba lần 5 năm trước; tỷ lệ lợn lai chiếm trên 98% tồng đàn. Nhờ tập trung nâng cao chất lượng nên hàng năm sản lượng thịt hơi đưa ra thị trường khá dồi dào, sản lượng năm 2013 ước cao gấp 1,3 lần so với năm 2008.
Trong định hướng phát triển đến sau năm 2015 huyện Tam Nông có nền kinh tế công nghiệp là chủ đạo, song chăn nuôi vẫn được xác định là thế mạnh. Chủ trương của huyện là tiếp tục bố trí lại chăn nuôi phát triển theo hướng kinh tế cận đô thị để khai thác điều kiện đất đai, lao động, kỹ thuật sản xuất hàng hóa phục vụ cho thị trường vùng trọng điểm kinh tế của tỉnh và thủ đô Hà Nội.
Có thể bạn quan tâm

Hàng chục lồng cá chép giòn, cá lăng và cá diêu hồng đem lại thu nhập hơn 1 tỷ đồng hàng năm cho nông dân Hưng Yên.

Ông Nguyễn Xuân Hùng, Gia Lâm, Hà Nội nuôi giun quế để bán giun thành phẩm, phân sạch và dịch nhầy để làm giàu.

Mô hình nuôi tôm áp dụng công nghệ Biofloc được nhiều nước trên thế giới áp dụng rất phổ biến, tại Việt Nam từ năm 2018 các địa phương giáp biển đều áp dụng

Đây là mô hình có tiềm năng phát triển theo hướng bền vững, mở ra hướng phát triển mới trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh.

Giống chanh tứ thời đang được trồng nhiều ở xã Thịnh Hưng, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái bởi đây là loại cây đem lại hiệu quả kinh tế cao 100 - 130 triệu đồng/ha