Tạm dừng thu thuế xuất khẩu mì lát

Theo tin từ Sở Công Thương, ngày 26.8 Văn phòng Chính phủ đã ban hành văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, thay mặt Thủ tướng Chính phủ, đồng ý về nguyên tắc với các kiến nghị của Bộ Tài chính tại văn bản số 10420/BTC-CST ngày 29.7.2015, trong đó có việc tạm dừng thực hiện áp dụng mức thuế 5% đối với xuất khẩu mì. Theo Bộ Tài chính, việc tạm dừng thực hiện mức thuế này là để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp (DN) và người nông dân trồng mì. Được biết lượng mì lát còn tồn ở các kho trong nước vào khoảng 500 ngàn tấn.
Trước đó, Báo Bình Định đã đăng tải bài: “Tăng thuế xuất khẩu mì lát: Quá đột ngột, doanh nghiệp không kịp trở tay”, phản ánh những băn khoăn, lo lắng và bức xúc của các DN chuyên xuất khẩu mì lát trong tỉnh khi tiếp nhận Thông tư số 63/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định tăng thuế xuất khẩu đối với mặt hàng mì lát từ 0% lên 5%, thời gian áp dụng mức thuế này từ ngày 20.6.2015.
Có thể bạn quan tâm

Khi đến tay người tiêu dùng, những sản phẩm này đã có sẵn hồ sơ dữ liệu từ khi gieo hạt, chăm sóc và thành phẩm.

Kết quả điều tra mới đây của Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng cho biết, thành phần sâu bệnh trên cây mắc ca Lâm Đồng với 10 loài, trong đó hầu hết chỉ xuất hiện gây hại ở mức độ trung bình - nhẹ, ít phổ biến gồm: rầy mềm, sâu kèn nhỏ, rệp sáp, sâu đo đen vằn trắng, sâu cuốn lá, sâu đục thân, bọ nẹt, nhện đỏ, ve sầu và sâu đục quả.

Để rau quả Việt Nam tiếp cận với các thị trường khó tính, ngoài tổ chức lại SX, nâng tầm thương hiệu thì đàm phán, ngoại giao cũng hết sức quan trọng.

Theo Sở NN-PTNT Bình Định, vụ thu hoạch xoài năm nay nông dân trúng mùa, được giá.

Hiện mọi công tác chuẩn bị đã hoàn tất như đào hố, phân bón, chuẩn bị 250.000 cây giống để đến cuối tháng 6 bắt đầu tiến hành trồng và dự kiến sẽ kết thúc vào cuối tháng 7.