Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Làm hồ sơ điện tử cho rau sạch trên cao nguyên Mộc Châu

Làm hồ sơ điện tử cho rau sạch trên cao nguyên Mộc Châu
Ngày đăng: 06/06/2015

Việc truy xuất nguồn gốc bằng mã vạch, mã ký tự đối với các sản phẩm là những chiếc điện thoại đắt tiền, những chai rượu ngoại hay những hộp bánh kẹo nhập khẩu đã không còn xa lạ. Tuy nhiên, tại cao nguyên Mộc Châu của tỉnh Sơn La, một nhóm nông dân đã tự sản xuất được thực phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP. Và hay hơn nữa là người tiêu dùng có thể tự truy xuất được nguồn gốc của từng bó rau sạch do họ sản xuất.

Nguyễn Đức Thọ tốt nghiệp Đại học xây dựng và đã từng có công ăn việc làm ổn định tại Thủ đô. Cách đây 3 năm, khi vào siêu thị mua 1 bó rau có giá bán cao hơn nhiều so với ngoài chợ, nhân viên siêu thị chỉ nói với anh rằng đó là rau sạch, mà không chứng minh được là rau đấy tốt như thế nào.

Chàng thanh niên đã quyết định từ bỏ chốn thị thành, về Mộc Châu để mở một trang trại trồng rau, với mong muốn là cung cấp cho người tiêu dùng những thực phẩm sạch đạt tiêu chuẩn VietGAP, và phải có nguồn gốc rõ ràng.

Anh Nguyễn Đức Thọ, Chủ nông trại RASA, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La nói: “Với hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn Viet Gap và hệ thống truy xuất nguồn gốc giúp người tiêu dùng an tâm về chất lượng và có thể truy xuất về trách nhiệm khi có vấn đề gì xảy ra liên quan đến an toàn thực phẩm”.

Từ khi gieo hạt, thì liều lượng nước hay là số lượng phân bón sử dụng cho mỗi đợt, người nông dân ở đây đều ghi vào máy tính và đưa vào phần mềm truy xuất nguồn gốc rau sạch. Khi đến tay người tiêu dùng, những sản phẩm này đã có sẵn hồ sơ dữ liệu. Mỗi đợt thực phẩm mà nông trại RASA xuất ra, đều mang một dãy chữ số khác nhau. Chỉ cần gõ dãy chữ số đó vào Website bán hàng trực tuyến của nông trại, những thông tin về cả quá trình làm ra sản phẩm đó sẽ hiện lên trên màn hình máy tính. Và người tiêu dùng hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng, cho dù giá nó có thể cao hơn từ 30 đến 50% so với giá rau không rõ nguồn gốc được bán tại các chợ truyền thống.

Ông Trần Xuân Thành, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La cho biết: “Các công ty đã đến thuê đất ở huyện và đã đầu tư nguồn vốn vào khoa học kỹ thuật để tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt. Đây là 1 mô hình rất hiệu quả cần được các Doanh nghiệp đến để đầu tư và huyện thì rất khuyến khích ủng hộ Doanh nghiệp như thế này”.

Tuy có 6 héc-ta, nhưng mỗi ngày trang trại RASA vẫn cung cấp hơn 40 loại rau củ, quả cho hàng trăm quầy rau sạch tại các đô thị lớn phía Bắc. Chắc chắn chàng nông dân hiện đại này cùng với những người bạn của mình sẽ tiếp tục mở rộng trang trại và hoàn thiện hơn nữa phong cách bán hàng của mình trong tương lai không xa.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Vịt An Toàn Sinh Học Nuôi Vịt An Toàn Sinh Học

Năm 2013, từ nguồn kinh phí hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Trung tâm KN-KN Bắc Ninh đã triển khai mô hình phát triển chăn nuôi vịt đẻ hướng thịt ATSH.

05/08/2013
Hàng Chục Ngàn Tấn Sò Lông Đến Kỳ Thu Hoạch Nhưng Chưa Được Khai Thác Ở Kiên Giang Hàng Chục Ngàn Tấn Sò Lông Đến Kỳ Thu Hoạch Nhưng Chưa Được Khai Thác Ở Kiên Giang

Hiện nay, tại huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang, khoảng 15.000 tấn sò lông đến kỳ thu hoạch nhưng chưa được khai thác, còn nằm dưới bãi nuôi vì không có thương lái mua, khiến nhiều hộ dân nuôi sò gặp khó khăn trong việc tìm đầu ra cho loài thủy sản hai mảnh vỏ này.

23/04/2013
Gà Ta Gò Công Được Bao Tiêu Với Giá Cao Gà Ta Gò Công Được Bao Tiêu Với Giá Cao

Hợp tác xã (HTX) Chăn nuôi – Thủy sản Gò Công (Thị xã Gò Công, Tiền Giang) đã được Công ty TNHH San Hà (Tp. Hồ Chí Minh) ký hợp đồng bao tiêu toàn bộ sản phẩm gà ta “Gò Công” chăn nuôi theo quy trình an toàn với giá 60.000 đồng/kg đối với gà trống và 75.000 đồng/kg đối với gà mái. Với mức giá trên, hộ xã viên nuôi 1.000 con gà ta Gò Công sẽ thu lãi 30 triệu đồng sau chu kỳ 3 tháng nuôi.

05/08/2013
Hiệu Quả Từ Chuyển Dịch Cơ Cấu Cây Trồng Ở Chư Pah (Gia Lai) Hiệu Quả Từ Chuyển Dịch Cơ Cấu Cây Trồng Ở Chư Pah (Gia Lai)

Tác động của thời tiết nắng nóng kéo dài đã làm gần 190 ha cây trồng vụ Đông Xuân 2012-2013 trên địa bàn huyện Chư Pah (Gia Lai) bị hạn; trong đó 30 ha bị mất trắng, số còn lại đang dần phục hồi. Theo Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Pah - ông Phạm Minh Châu, diện tích cây trồng bị hạn vụ sản xuất năm nay giảm nhiều so với năm 2010 trở về trước.

23/04/2013
Triển Vọng Nghề Nuôi Dế Ở Thái Bảo Triển Vọng Nghề Nuôi Dế Ở Thái Bảo

Khi áp lực về việc làm tăng cao, cùng với các loại dịch bệnh trên gia súc, gia cầm phát sinh khó kiểm soát, các hộ dân của xã Thái Bảo, huyện Gia Bình đã đưa con dế vào nuôi thử nghiệm, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao, mở ra cơ hội mới trong phát triển kinh tế của nông dân.

18/06/2013